Những bộ phim bị thu hồi vì yếu tố bạo lực của điện ảnh Mĩ

Trong lịch sử điện ảnh Mĩ, có những bộ phim kinh dị khi chiếu ngoài rạp được coi là tác phẩm “bom tấn”, thu về hàng trăm triệu đô la cho nhà sản xuất nhưng sau đó, chúng bị cấm chiếu ngoài rạp, đĩa lưu hành trên thị trường bị thu hồi.

Trong lịch sử điện ảnh Mĩ, có những bộ phim kinh dị khi chiếu ngoài rạp được coi là tác phẩm “bom tấn”, thu về hàng trăm triệu đô la cho nhà sản xuất nhưng sau đó, chúng bị cấm chiếu ngoài rạp, đĩa lưu hành trên thị trường bị thu hồi.

Chuyện thật như đùa nhưng lịch sử đã chứng kiến ít nhất 5 trường hợp như thế. Những bộ phim “đẻ trứng vàng” đó đã gây tranh cãi trong giới kiểm duyệt về mức độ bạo lực, kinh dị vượt quá sức chịu đựng tâm lý của những người xem bình thường. Tuy vậy, nhiều luồng ý kiến trái ngược vẫn tồn tại ngay trong giới phê bình và kiểm duyệt, người khen kẻ chê, sau nhiều năm “tung hoành”, có phim giờ nằm trong danh sách cấm nhưng vẫn luôn là “huyền thoại một thời” về mức độ thanh công khi mới “ra lò”.

Mikey

Khi ra mắt năm 1992, Mikey đã bị cấm chiếu tại nhiều nước. Trong phim có những cảnh tra tấn và giết chóc rất ghê rợn. Phim kể về cuộc đời của Mikey Holt, một đứa trẻ 9 tuổi có bệnh tâm thần, đã giết chết bố mẹ nuôi và một số bạn bè. Nhiều người chịu trách nhiệm chăm sóc cậu sau khi bố mẹ nuôi chết cũng qua đời trong những “tai nạn” khiến Mikey phải liên tục chuyển đến sống ở những gia đình khác nhau. Nội dung phim chủ yếu xoay quanh việc Mikey cố gắng thoát khỏi những nghi vấn từ mọi người xung quanh bằng cách giết những người mà cậu cho là đang nghi ngờ mình.

Natural Born Killers

Phim xuất xưởng năm 1994. Cha đẻ của nó là đạo diễn Oliver Stone và biên kịch Quentin Tarantino. Kịch bản phim dựa trên cuộc đời có thật của hai kẻ tội phạm Charles Starkweather và Caril Fugate, hai người này là một cặp sát thủ ăn ý, đã cùng nhau lên kế hoạch thực hiện những vụ giết người dã man để cướp tài sản của nạn nhân. Sau khi bộ phim bị cấm lưu hành, đạo diễn đã cắt đi những cảnh bạo lực nhất để nó lại được Hiệp hội Điện ảnh Mĩ thông qua.

Những kẻ giết người man rợ được khắc hoạ như những tài tử điện ảnh

Tuy vậy, Natural Born Killers đã gây ra làn sóng dư luận phản đối dữ dội bởi phim gần như ca ngợi những kẻ giết người máu lạnh với kế hoạch vạch ra khoa học, hành động chính xác. Những kẻ giết người khét tiếng đó mỗi lần xuất hiện đều mặc áo sơ mi lịch sự, phong cách như những ngôi sao và hành động như những anh hùng (?!). Bộ phim cũng được cho là nguyên nhân sâu xa dẫn tới một số vụ giết người sau này, trong đó nổi tiếng nhất là vụ thảm sát ở trường phổ thông Columbine. Hai học sinh Eric Harris và Dylan Klebold đã giết hại 12 học sinh trong cơn cuồng sát của chúng với cách hành động rất giống các nhân vật trong phim. Chúng cũng mặc giống như Mickey Knox (diễn viên nam chính) trong cảnh mở màn của Natural Born Killers.

The Evil Dead

Xuất xưởng năm 1981, The Evil Dead là một bộ phim thuộc thể loại kinh dị kể về chuyến đi dã ngoại của năm sinh viên trong một căn chòi nhỏ ở tít sâu trong rừng. Chuyến đi đã trở thành một chuyến hành trình hãi hùng khi năm người tìm thấy một đoạn dây băng video kiểu cũ có thể phát ra những linh hồn quỷ dữ. Bộ phim với số vốn đầu tư ít ỏi đã được giới phê bình Mĩ khen ngợi và thành công lớn về doanh thu. Sau này, một loạt phim kinh dị nhái theo phong cách của The Dead Evil đã được sản xuất ăn theo.

Trong phim có nhiều cảnh bạo lực rùng rợn khiến nó bị cấm chiếu tại nhiều nước. Cảnh đáng sợ nhất là khi người phụ nữ trẻ bị cưỡng hiếp bởi một cái cây mang linh hồn của quỷ. Cảnh này đã bị chỉ trích nặng nề bởi thời lượng, chi tiết và tính bạo lực của nó. Tuy vậy, xét về toàn diện, bộ phim này vẫn thành công vì thu về doanh thu lớn và giành được thiện cảm của giới phê bình. Những cảnh chặt chém và tra tấn cũng xuất hiện rất nhiều trong phim.

The Texas Chainsaw Massacre

Được xuất xưởng năm 1974, bộ phim bị cấm ngay lập tức tại nhiều nước và hàng loạt rạp chiếu phim đã phải nhanh chóng huỷ bỏ các suất chiếu sau khi nhận được quá nhiều lời phàn nàn từ công chúng về tính bạo lực ghê rợn của phim. The Texas Chainsaw Massacre được quảng cáo là câu chuyện có thật để thu hút lượng người xem lớn hơn, nhưng nội dung của nó thì hoàn toàn là bịa đặt và hư cấu. Nó được truyền cảm hứng từ hàng loạt những tội phạm giết người khét tiếng trong lịch sử tội phạm Mĩ, tiêu biểu như Ed Gein, kẻ giết người hàng loạt, luôn chọn lấy ở cơ thể nạn nhân một thứ gì đó để làm “kỉ niệm” như núm vú, da, hay đầu để mang về cất trong nhà.



Kẻ sát nhân và công cụ quen thuộc - chiếc cưa điện

Bộ phim xoay quanh năm người bạn tới thăm ngôi nhà cổ của một ông cụ. Ông cụ này đã bị truy sát và giết chết bởi một sát thủ bịt mặt chuyên dùng cưa điện. Những người thân trong gia đình ông cũng là đồng phạm của kẻ sát nhân, họ đều là những kẻ ăn thịt người. Ban đầu phim rất ít bị chỉ trích, nó vẫn là một trong những phim thu hồi được vốn nhanh nhất trong lịch sử điện ảnh Mĩ.



Khuôn mặt kẻ sát nhân

The Texas Chainsaw Massacre là bộ phim kinh dị có ảnh hưởng lớn trong nền điện ảnh Mĩ và là bộ phim đi tiên phong trong thể loại… chặt chém, phân khúc cơ thể người (!). Bộ phim đã “khai sáng” cho người xem sức mạnh của một số thiết bị được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày có thể dung làm vũ khí giết người “siêu hiệu quả”. Công nghệ tạo âm thanh và gây tiếng động của phim thực sự khiến người xem ghê rợn và ám ảnh. Kẻ giết người trong phim là một người đàn ông to lớn, vạm vỡ và luôn ẩn sau chiếc mặt nạ.

The Exorcist

Phim xuất xưởng năm 1973. Kể từ đó đến nay, The Exorcist đã có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền văn hoá Mĩ và thể loại phim kinh dị với đề tài phù thuỷ và phép thuật. The Exorcist cũng là một trong những bộ phim thu về lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử với 441 triệu đô la tiền bán vé trên toàn nước Mĩ từ đầu những năm 70. The Exorcist bị cấm chiếu ở một số thị trấn nhỏ của Mĩ vì nó khiến người dân quá sợ hãi và vì một vài lý do tôn giáo xung quanh chủ đề phù thuỷ, vốn là chủ đề khá nhạy cảm ở Mĩ.

Bộ phim đã có hiệu ứng mạnh đối với khán giả tới mức ở nhiều rạp chiếu phim, người ta phải mời một đội y tế trực sẵn để khi cần là có ngay bác sĩ, y tá sơ cứu cho những người bị ngất hoặc co giật. Ở Anh, mãi cho tới năm 1990, phim mới được chiếu ngoài rạp bởi sự kiểm duyệt khắt khe của hội đồng thẩm định những năm trước đó.

Nhân vật nữ chính

The Exorcist kể về câu chuyện của một cô gái trẻ bị ma ám. Các sự việc xảy ra trong phim xoay quanh những bùa phép yêu ma của cô. Khác với những bộ phim trên kia, The Exorcist bị cấm không phải vì yếu tố bạo lực mà vì nó gây ra căng thẳng thần kinh cao độ đối với người xem. Nhà làm phim đã rất cao tay khi dùng những thủ pháp tâm lý học, khơi dậy trong tiềm thức người xem những nỗi sợ vô hình tạo ra ảo giác kinh hoàng ở những người “yếu bóng vía”.

Theo Listverse/Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.