- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những truyện cổ Việt Nam được chuyển thể thành phim
"Thạch Sanh", "Thằng Bờm", "Tấm Cám"... là các câu chuyện cổ tích Việt đã được chuyển thể thành phim.
Thạch Sanh
Câu chuyện cổ nổi tiếng kể về anh chàng đốn củi Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm, sau này lấy được công chúa và lên làm vua. Nguyên tác được nhiều người yêu thích này từng được chuyển thể thành phim Thạch Sanh - Lý Thông.
Thạch Sanh - Lý Thông có nội dung bám sát theo câu chuyện gốc, không có sự đổi mới nào. Tạo hình và diễn xuất của các nhân vật chính như Thạch Sanh, Lý Thông, mẹ Lý Thông khá tốt (đặc biệt là vai Lý Thông). Tuy các hiệu ứng hình ảnh còn sơ sài nhưng khán giả vẫn dành cho bộ phim những tình cảm nhất định.
Thạch Sanh. |
Mẹ con Lý Thông. |
Ngoài phim Thạch Sanh - Lý Thông, mới đây, truyện còn được chuyển thể thành phim điện ảnh Thạch Sanh 3D, hứa hẹn có 50% dung lượng phim sử dụng kỹ xảo. Phiên bản dành cho điện ảnh thay đổi nhiều về phần nội dung như công chúa Quỳnh Nga mạnh mẽ, mê săn bắn như nam nhi. Trang phục của Thạch Sanh có nhiều điểm khác và mang màu sắc hiện đại hơn. Tất nhiên, bối cảnh, diễn viên quần chúng… cũng được đầu tư gấp nhiều lần so với Thạch Sanh - Lý Thông.
Tạo hình Thạch Sanh trong phiên bản phim điện ảnh của đạo diễn Đỗ Quang Hải. |
Thạch Sanh 3D đang vào giai đoạn cuối thì nhận được tin dữ là đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu đột tử trong phòng dựng. Đây là một mất mát rất lớn của đoàn làm phim Thạch Sanh 3D. Tuy nhiên, bộ phim vẫn được hoàn thành để ra mắt khán giả.
Tấm Cám
Cùng với Thạch Sanh, Tấm Cám là truyện cổ tích ai cũng biết. Truyện được chuyển thể thành phim cùng tên. Cũng như Thạch Sanh - Lý Thông, Tấm Cám khá trung thành với nguyên tác. Bên cạnh đó, phim thêm thắt nhiều tình huống hài hước như mẹ con Cám ngồi xỉa răng cho nhau, đỏng đảnh trước gương làm dáng… Đây chính là điểm hơn của Tấm Cám so với Thạch Sanh - Lý Thông. Phim chỉ gây lấn cấn với khán giả khi diễn viên đóng vai dì ghẻ vẫn chưa đủ "ác" với nguyên mẫu trong truyện.
Nhân vật Tấm. |
Mẹ con Cám. |
Thằng Bờm
Phim Thằng Bờm ra mắt lần đầu vào năm 1987, phỏng theo truyện cười dân gian nổi tiếng về nhân vật cùng tên. Phim mang đến cho khán giả một thằng Bờm ngốc nghếch, chuyên làm những trò tức cười đầy sống động.
Vốn là phim hài nên Thằng Bờm có nhiều tình huống đem lại tiếng cười cho khán giả. Tuy vậy, ẩn đằng sau là các nhà làm phim gửi đến thông điệp sâu sa về những trò đùa xung quanh chúng ta. Phim cũng dựng nên một không gian làng quê Việt xưa với những sinh hoạt đời thường, cách ứng xử, các lễ hội và trò chơi dân gian.
Nhân vật thằng Bờm. |
Những bộ phim khác
Một số câu chuyện khác được chuyển thể thành phim là Ai mua hành tôi (Lọ nước thần), Bụng làm dạ chịu, Ăn khế trả vàng, Người hóa dế... Các phim này đều được triển khai theo lối dẫn truyện với bà kể - cháu nghe và lột tả được cuộc sống bình dị của người Việt thuở xưa.
Bụng làm dạ chịu. |
Ngoài những tác phẩm được chuyển thể từ truyện cổ Việt Nam còn có phim lấy ý tưởng từ tác phẩm nước ngoài như Nhật ký Bạch Tuyết. Tuy nhiên, bộ phim chỉ có cái tên là mang hơi hướng truyện cổ, còn nội dung hoàn toàn đổi mới. Phim kể về một cô nàng mất trí tưởng mình là Bạch Tuyết. Không chỉ cô hoang tưởng, mẹ cô cũng thuê hoàng tử và 7 chú lùn giả về đóng kịch với Bạch Tuyết. Câu chuyện cổ tích hiện đại chẳng thể chinh phục được khán giả bởi sự màu mè, phi lý và nhảm.
Tất cả phim chuyển thể trên đều giữ nguyên cốt truyện, không có nhiều sự phá cách nội dung (trừ Thạch Sanh 3D). So với những phim thuộc thể loại này trên thế giới, phim Việt còn cả chặng đường dài mới theo kịp. Hy vọng các nhà làm phim sẽ đầu tư hơn vào mảnh đất cổ tích màu mỡ và không thiếu ý tưởng hay mà Thạch Sanh 3D rất có thể là cú "hit" mở đầu.
Nàng Bạch Tuyết hoang tưởng. |
Theo TTVN
-
Đẹp10 giờ trướcDiva Hồng Nhung "chăm" diện trang phục ren xuyên thấu, khoe nội y ở tuổi U60. Nữ ca sĩ quan niệm, không có giới hạn hay rào cản nào về tuổi tác trong thời trang.
-
Đẹp16 giờ trướcHọa tiết trên trang phục chính là cách đơn giản nhất để chị em “trẻ hóa” phong cách của mình.
-
Đẹp20 giờ trướcPhượng Chanel dù đã ở tuổi gần 50 nhưng nhan sắc của cô vẫn trẻ trung nhờ cách diện đồ thông minh sau khi siết cân hiệu quả.
-
Đẹp23 giờ trướcNước ép lựu là một phương pháp làm đẹp tự nhiên hiệu quả giúp làn da trở nên sáng mịn, khỏe mạnh và đầy sức sống.
-
Đẹp1 ngày trướcQuần ống rộng là món thời trang phổ biến trong mùa lạnh.
-
Làm đẹp1 ngày trướcLê Phương đã giảm được 30kg sau sinh em bé thứ 2. Hiện tại, nữ diễn viên đã về dáng và diện đồ trẻ đẹp như thời con gái.
-
Làm đẹp1 ngày trướcNước vo gạo là một phương pháp làm đẹp tự nhiên và hiệu quả giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
-
Đẹp1 ngày trướcSau đây là 5 công thức diện blazer tuyệt vời cho mùa thu mà bạn có thể tham khảo.
-
Đẹp1 ngày trướcDù trở thành Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy vẫn giữ thói quen giản dị, chẳng ngại mặc lại những món đồ đã từng diện trước kia.
-
Đẹp1 ngày trướcCó rất nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày mà bạn mắc phải khiến cho mái tóc ngày càng rụng, trở nên thưa thớt.
-
Đẹp2 ngày trướcChị em nên sắm áo kẻ ngang cho tủ đồ để phong cách thêm trẻ trung.
-
Đẹp2 ngày trướcNhững chiếc áo khoác không chỉ giữ ấm mà còn có thể giúp bạn trông cao ráo và thanh thoát hơn.
-
Đẹp2 ngày trướcRửa mặt là bước quan trọng để làm sạch da và cải thiện tình trạng chung của da.
-
Đẹp2 ngày trướcÁo mỏng dài tay là món thời trang phù hợp để diện khi giao mùa.