- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phim Việt: Tái mặt vì “bạo lực”
Trường hợp của Bụi đời chợ Lớn là một bài học đối với các nhà làm phim khi đề cập đến yếu tố bạo lực trong phim. Làm như thế nào, bao nhiêu là đủ và giới hạn đến đâu là câu hỏi vẫn rất khó để trả lời.
Phim Việt ngày càng khai thác mạnh yếu tố bạo lực
Không chỉ giới hạn trong những phim hành động, cảnh bạo lực xuất hiện trong hầu hết các phim điện ảnh. Như một “gia vị” không thể thiếu, cảnh bạo lực đã góp phần tăng kịch tính cho phim đồng thời nhưng cũng có tác dụng ngược của nó.
Nếu như trước kia, yếu tố bạo lực trong phim Việt đơn giản chỉ là đánh nhau, bắn súng và những màn võ thuật thì bây giờ các đạo diễn táo bạo hơn khi đưa vào phim của mình những cảnh bạo lực thuộc nhiều hình thái khác nhau, như: bạo lực hành động, bạo lực tinh thần, bạo lực lời thoại...
Cảnh bạo lực trong phim Việt thời gian qua đã bị cắt bỏ cũng như hạn chế rất nhiều sau khâu kiểm duyệt gắt gao của các cơ quan chức năng. Rõ ràng, phim mà chúng ta đang xem chưa hoàn toàn là phim hành động, có khi là tâm lý tình cảm xen kẽ tính chất bạo lực như Lấy chồng người ta, Ngôi nhà trong hẻm, Bẫy cấp 3 và sắp tới đây là Bụi đời chợ lớn.
Không hẳn là bước phát triển hay làm mới trong phim điện ảnh hiện nay, thế giới đã làm rất thành công những phim có yếu tố bạo lực. Chúng ta đi sau nhưng cũng đã có những yếu tố bạo lực được xếp vào hàng thành công và tạo bất ngờ cho phim.
Tuy nhiên, ở mức độ giới hạn cho phép, cảnh bạo lực trong phim vẫn là yếu tố đáng suy xét để hạn chế độ tuổi khán giả hiện nay, bên cạnh yếu tố tình dục nhạy cảm. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho Bẫy cấp 3 đã không thể ra rạp, và Bụi đời chợ lớn cũng nằm trong hoàn cảnh “treo” ngày chiếu vô thời hạn.
Xem xét yếu tố bạo lực trong 2 phim đã được công chiếu gần đây là Lấy chồng người ta và Ngôi nhà trong hẻm sẽ thấy nó được biểu hiện khá rõ. Mỗi phim chọn một cách thể hiện rất riêng nhưng tựu chung đều là những cảnh bạo lực nảy sinh từ trong gia đình, góc nhìn mang yếu tố con người và tình cảm nhiều hơn.
Từ mâu thuẫn tình cảm, sự ám ảnh dẫn đến hành động bạo lực, tranh giành và có cả giải thoát Ngôi nhà trong hẻm đã đi theo một quy trình liên hoàn với một cái kết có hậu. Tuy nhiên, yếu tố bạo lực trong phim lại được lồng ghép với yếu tố ma quái khiến các nhân vật dường như không kiểm soát được bản thân mình dẫn đến có những hành động có phần ghê rợn.
Trong khi đó, với Lấy chồng người ta, những cảnh bạo lực trong gia đình đã bị cắt xét khá nhiều khi ra rạp. Tuy nhiên, phim vẫn đầy tính nặng nề với những đánh đấm về thể xác, những hành hạ về mặt tinh thần. Có thể nói, nếu nói về những phim liên quan đến đề tài bạo hành gia đình thì đây có lẽ là bộ phim tiêu biểu.
Và ngay cả cái chết của nhân vật do Thái Hòa đảm nhận ở phần kết của bộ phim cho thấy, sự bế tắc chưa được giải quyết một cách triệt để. Để đảm bảo an toàn, phim đã gắn mác cấm trẻ dưới 16 tuổi.
Tuy cả 2 phim đều đã bị cắt khá nhiều cảnh bạo lực “nặng” nhưng rõ ràng, khán giả vẫn không nào quên được những phân đoạn rượt đuổi, be bết máu, cầm búa... Và rõ ràng, những bộ phim này không hẳn là dễ xem đối với mọi đối tượng khán giả.
Yếu tố bạo lực ngày càng biến hóa
Nếu như trong các phim hành động võ thuật thì cảnh quay đánh nhau có yếu tố võ thuật tạo nên điểm nhấn thu hút người xem thì ở các phim kinh dị thì cảnh bạo lực có thiên hướng về tinh thần được phát huy rất cao.
Tuy nhiên, ở phim Scandal – Bí mật thảm đỏ, hay trước đó là Giao lộ định mệnh, đạo diễn Victor Vũ hay đan xen cả 2 yếu tố bạo lực hành động và bạo lực tinh thần cùng với nhau nên hiệu ứng tâm lý khá tốt.
Cảnh quay diễn viên Vân Trang rượt đuổi bạn diễn Maya và dùng guốc nhọn đạp nát mặt Maya chính là cảnh quay có thể nói hấp dẫn nhất phim và đẩy câu chuyện lên cao trào. Và điều đó cũng là một phần lý do lý giải cho nguyên nhân vì sao Bẫy cấp 3 không thể ra rạp. Với một bộ phim nhắm đến đối tượng khán giả trẻ tuổi, việc đưa vào quá nhiều tình tiết liên quan đến chết chóc rùng rợn việc qua ải kiểm duyệt càng không hề dễ dàng.
Nhìn vào đối tượng khán giả trẻ đến rạp chiếu phim hôm nay rất đông. Nếu yếu tố bạo lực không xuất phát từ những câu chuyện có hướng tích cực thì phim rất khó được phép công chiếu. Bẫy cấp 3 ngay từ trailer đã cho thấy đó là câu chuyện mang một chút yếu tố kinh dị, đan xen là cảnh bạo lực chém giết ở lứa tuổi học sinh. Đề tài này không mới so với thế giới, nhưng sự phù hợp đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay là không phù hợp.
Cũng liên quan đến phạm trù này, Hunger Games (Trò chơi sinh tử) cũng từng bị cắt chiếu ở Việt Nam cũng bởi lí do trên. Trước đó, phim được công chiếu công khai tại Mỹ, giành được nhiều giải thưởng lớn nhỏ nhưng về đến Việt Nam, phim đã bị cấm vô thời hạn. Nếu ai đã từng xem qua phim này, chắc chắn đều có chút sốc với một bộ phim có nội dung về trò chơi “giết người để tồn tại”.
Một trong những phim điện ảnh đã bị hoãn thời gian công chiếu là Bụi đời chợ lớn đang bị cho là khá nặng nề về yếu tố bạo lực trên phim vấp phải nhiều luồng ý kiến khác nhau. Đậm chất bạo lực, giang hồ và có thể gây sốc cho khán giả ở những cảnh quay phản ánh khá trung thực đời sống đen tối của giang hồ và những kẻ bụi đời máu lạnh, phim Bụi đời chợ lớn phải đối mặt với nhiều đánh giá khác nhau.
Bản thân đề tài phản ánh của câu chuyện đã ngăn cản nó đến với khán giả rất nhiều. Câu hỏi được đặt ra là những cảnh bạo lực trong phim với vụ thanh toán lẫn nhau giữa 2 băng đảng như trong trailer mới phát hành là vì mục đích gì?
Khán giả dường như chưa nhìn thấy sự phản ánh hướng giải quyết tích cực mà chỉ thấy một thế giới đầy những vụ thanh toán, tranh giành địa bàn của những kẻ sống ngoài pháp luật.
Nếu đem so sánh mức độ bạo lực trên phim Việt với thế giới thì chúng ta vẫn còn nhẹ nhàng lắm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải làm những bộ phim có mức độ bạo lực tương đương với các nền điện ảnh khác trên thế giới.
Bởi một lẽ, điện ảnh nói chung và phim ảnh nói riêng vẫn phải có sự phù hợp với nền văn hóa mà nó tồn tại trong đó. Ngay cả trong các bộ phim có tính hành động của chúng ta đều chịu sự chi phối của những ràng buộc về mặt đạo đức, góc nhìn của xã hội. Vì vậy, các yếu tố bạo lực thái hóa gần như không xuất hiện trong phim Việt. Thêm vào đó, tại nước ngoài các phim điện ảnh đều được phân chia theo độ tuổi rất rõ ràng và có phòng chiếu chuyên biệt.
Thực tế cho thấy, những cảnh bạo lực nếu xuất phát từ hành động tự vệ, hay bảo vệ chính nghĩa của các nhân vật anh hùng trong phim thì nó sẽ có động thái tác động tâm lý tích cực. Tuy nhiên, cho dù là tích cực thì nó vẫn được đặt trong vòng giới hạn của phạm trù đạo đức, hoàn cảnh xã hội cụ thể, bởi khi khán giả xem họ không thể tách rời môi trường họ đang sống và tồn tại.
Có chăng, cái mà chúng ta quen gọi là bạo lực trên phim cũng nên được các nhà sản xuất cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra thị trường bởi sức ảnh hưởng và độ lan tỏa đến giới trẻ không hề nhỏ chút nào.
Bụi đời chợ Lớn gian nan ra rạp Theo thông tin đã đưa thì ngay trước ngày ra rạp, Bụi đời chợ Lớn đã bị tạm hoãn phát hành vì liên quan đến yếu tố bạo lực trong phim. Lý do được đưa ra cụ thể là: Căn cứ vào ý kiến của các thành viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện, Cuc Điện ảnh có ý kiến như sau... Vì hiện trạng nội dung của đĩa phim Bụi đời Chợ Lớn trình thẩm định chứa đựng yếu tố bạo lực, không phản ánh đúng hiện thực của xã hội Việt Nam nên bộ phim không thể phổ biến được. Tuy nhiên theo NSND Bùi Đình Hạc (Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia): Hội đồng đang bàn luận để tìm hướng ra tốt nhất cho bộ phim, vì các đồng nghiệp đã đầu tư lớn về kinh phí và có thái độ trọng thị, chuyên nghiệp với tác phẩm, chúng ta phải trân trọng điều đó. Hơn nữa, số lượng phim Việt đang khá ít, mọi quyết định đều phải hướng đến việc khích lệ sự phát triển chung của điện ảnh, không được làm nản lòng anh chị em đồng nghiệp. Chúng tôi chỉ yêu cầu chỉnh sửa vài đoạn, chứ chưa có kết luận hay quyết định gì vào lúc này. Cũng theo Johnny Trí Nguyễn với những chia sẻ trên trang cá nhân thì hiện bộ phim đang gặp không ít những khó khăn. "Hai bản chỉnh sửa trước đây các anh em đã lấy tiền túi, tiền vai ra để thực hiện vì thuyết phục nhà đầu tư hỗ trợ thêm kinh phí cho một phim có nguy cơ không được duyệt là một chuyện bất khả thi". |
-
Đẹp5 giờ trướcDiva Hồng Nhung "chăm" diện trang phục ren xuyên thấu, khoe nội y ở tuổi U60. Nữ ca sĩ quan niệm, không có giới hạn hay rào cản nào về tuổi tác trong thời trang.
-
Đẹp11 giờ trướcHọa tiết trên trang phục chính là cách đơn giản nhất để chị em “trẻ hóa” phong cách của mình.
-
Đẹp14 giờ trướcPhượng Chanel dù đã ở tuổi gần 50 nhưng nhan sắc của cô vẫn trẻ trung nhờ cách diện đồ thông minh sau khi siết cân hiệu quả.
-
Đẹp18 giờ trướcNước ép lựu là một phương pháp làm đẹp tự nhiên hiệu quả giúp làn da trở nên sáng mịn, khỏe mạnh và đầy sức sống.
-
Đẹp18 giờ trướcQuần ống rộng là món thời trang phổ biến trong mùa lạnh.
-
Làm đẹp1 ngày trướcLê Phương đã giảm được 30kg sau sinh em bé thứ 2. Hiện tại, nữ diễn viên đã về dáng và diện đồ trẻ đẹp như thời con gái.
-
Làm đẹp1 ngày trướcNước vo gạo là một phương pháp làm đẹp tự nhiên và hiệu quả giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
-
Đẹp1 ngày trướcSau đây là 5 công thức diện blazer tuyệt vời cho mùa thu mà bạn có thể tham khảo.
-
Đẹp1 ngày trướcDù trở thành Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy vẫn giữ thói quen giản dị, chẳng ngại mặc lại những món đồ đã từng diện trước kia.
-
Đẹp1 ngày trướcCó rất nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày mà bạn mắc phải khiến cho mái tóc ngày càng rụng, trở nên thưa thớt.
-
Đẹp1 ngày trướcChị em nên sắm áo kẻ ngang cho tủ đồ để phong cách thêm trẻ trung.
-
Đẹp2 ngày trướcNhững chiếc áo khoác không chỉ giữ ấm mà còn có thể giúp bạn trông cao ráo và thanh thoát hơn.
-
Đẹp2 ngày trướcRửa mặt là bước quan trọng để làm sạch da và cải thiện tình trạng chung của da.
-
Đẹp2 ngày trướcÁo mỏng dài tay là món thời trang phù hợp để diện khi giao mùa.