Nghệ thuật không kỳ thị đồng tính

Nếu như trước đây cuộc sống của người đồng tính thường chỉ được đề cập mờ nhạt qua sách và phim, thì hiện nay “thế giới thứ 3” hiển hiện sắc nét trong nhiều tác phẩm sân khấu, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh… được thể hiện, trưng bày rộng rãi, thậm chí ở cả trường học.

Nếu như trước đây cuộcsống của người đồng tính thường chỉ được đề cập mờ nhạt qua sách và phim,thì hiện nay “thế giới thứ 3” hiển hiện sắc nét trong nhiều tác phẩm sânkhấu, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh… được thể hiện, trưng bày rộng rãi, thậmchí ở cả trường học.

Ăn mặc lòe loẹt, đi đứng ẽoợt, đanh đá, ngoa ngoắt, dằn vặt, đau đớn, bị lạm dụng lúc còn bé, thù ghétcuộc đời… là những đặc điểm thường thấy của người đồng tính trong truyệnhoặc trên phim. Không ít người đọc, người xem cho rằng, hình ảnh người đồngtính đã bị bóp méo, cần sớm được chỉnh sửa.

Hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu vào cuộc

Trương Tân, Trương Tiến Trà, Nguyễn Kim Hoàng… là những cái tên tiên phongtrong làng mỹ thuật đi sâu khám phá “thế giới thứ 3”. Đứng ra bênh vực tìnhyêu cùng giới, họa sĩ Trương Tân đưa tác phẩm của mình ra ngoài biên giới.

Nghệ thuật không kỳ thị đồng tính
Bức ảnh Hạnh phúc của Nguyễn Hồng Nhung trong triển lãm Open - Mở

Triển lãm Làm sao hóa thiênthần với chủ đề đồng tính nam của anh đang diễn ra ở Bangkok (Thái Lan). Anhcho rằng, phần lớn người đồng tính trên thế giới đã được đối xử công bằng vàcó cuộc sống bình thường, nhưng vẫn còn một số bị cô lập do cách đối xử vớihọ chưa thực sự cởi mở. Theo anh, người nghệ sĩ cũng nên cố gắng lột tả chânthực tình cảm, nguyện vọng của gay hoặc les để mọi người có cái nhìn toàndiện, khách quan về họ.

Họa sĩ Trương Tiến Trà đem đến cho công chúng 12 tác phẩm có đề tài đồngtính thông qua triển lãm Sự thật méo mó. “Thực ra, cũng không phải làđiều gì ám ảnh ghê gớm. Đó là một hiện thực mà tôi đã nhìn thấy trong nhữnglần đi thực tế sáng tác ở miền núi hồi tôi học ở trong nước. Bốn năm học ởNga, tôi nhìn ra thế giới, nhìn về Việt Nam và nhận thấy phong cách hiện đạihợp với mình hơn”, anh nói.

Nghệ thuật không kỳ thị đồng tính

Giống như hội họa, nhiếp ảnhcũng góp phần đưa đến người xem những hình ảnh giàu cảm xúc về “thế giới thứ3”. Tại chuỗi triển lãm tranh, ảnh Open - Mở ở Hà Nội và TP HCM thời gianvừa qua, công chúng được nhìn thấy, cảm thấy trái tim, khối óc của ngườiđồng tính giống như bao người khác, cũng khát khao yêu đương, cũng miệt màicống hiến… Họ có thể là người mẫu trong ảnh nhưng cũng có thể là nhiếp ảnhgia.

Đạo diễn vở kịch đương đạiStereo Man nói về giới đồng tính, Bùi Như Lai, cho rằng, sự hiểu nhầm, địnhkiến, kỳ thị khiến một số “gay” hoặc “les” nảy sinh thái độ sống tiêu cựcnhư đầu hàng, tạo vỏ bọc, tự dằn vặt hoặc thù ghét những người được cho là“bình thường”, buông thả, thậm chí tự tử…

Để góp phần thay đổi nhận thức và giá trị xã hội theo chiều hướng công bằngcho “thế giới thứ 3”, Đoàn kịch 3 - Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam dàn dựngStereo Man theo phong cách hiện đại, trẻ trung, kết hợp giữa kịch đọc vànghệ thuật hình thể nhằm khơi gợi cảm xúc chân thực và sâu sắc trong lòngngười xem. Theo đạo diễn Như Lai, vở kịch đã được diễn ở rất nhiều trườngđại học và được các bạn trẻ đón nhận một cách thoải mái.

Phim, truyện, nhạc còn “mờ”

Một số phim như Một thế giới không có đàn bà, Gái nhảy, Hồn Trương Ba -da hàng thịt, Trai nhảy, Công ty thời trang, 2 trong 1, Cô gái xấu xí, Nhàcó nhiều cửa sổ..., nhân vật đồng tính chủ yếu để mua vui, chọc cười.Yếu tố đồng tính được sử dụng để “câu khách” và dần trở thành một trào lưutrong nghệ thuật.

Nghệ thuật không kỳ thị đồng tính
Cảnh trong vở Stereo Man

Trong phim Cô gái xấu xí,nhân vật Hùng Long được xây dựng với một hình ảnh chanh chua, đanh đá, lắmđiều. Thậm chí, nhân vật Bắc Đẩu trong chương trình Gặp nhau cuối năm cũngđược xây dựng với hình tượng “có vấn đề” về giới tính với những cái phẩytay, vuốt tóc, hấp háy mắt đầy nữ tính.

Đề tài đồng tính cũng được một số nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ khai thác. Trongvăn học, Bùi Anh Tấn đi đầu với Một thế giới không có đàn bà. Ngoàira, còn có Người còn sót lại của rừng cười của nhà văn Võ Thị Hảo, tựtruyện Không lạc loài của Thành Trung do nhà văn Lê Anh Hoài chấpbút...

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từng giớithiệu album Giải thoát với ảnh bìa lấy cảm hứng từ phim về đề tài đồng tínhnổi tiếng Brokeback Mountain. Bài hát Tình tuyệt vọng của nhạc sĩ Thái Thịnhvới những câu như “Vẫn biết yêu em là tìm không ra cho ta lối thoát. Đãtrót đeo mang một số phận. Đã trót yêu thương thật khác thường... Số kiếplong đong rẽ sóng nhân gian, anh bơi ngược dòng” được cho là ám chỉ tìnhyêu đồng giới. Ca khúc Chiếc bóng của Phương Uyên cũng có nội dungtương tự.

Nhà văn Bùi Anh Tấn nói: “Mặc dù đây (đồng tính) là đề tài hiện đại, hấpdẫn và còn để ngỏ, nhưng hình như chỉ có mình tôi viết thẳng, đi vào chuyệnmột cách trực tiếp. Tôi cảm thấy cô đơn trong khu vực đề tài này. Một vàinhà văn từng đề cập qua, nhưng chỉ có tính điểm xuyết.

Có lẽ có những cây bútkhai thác vấn đề đồng tính sâu sắc, nhân bản hơn tôi, chỉ có điều họ vẫnngại ngần, sợ bị ngờ vực về giới tính. Còn trong các bộ môn nghệ thuật khác,rõ nhất là điện ảnh, ở ta cũng chưa có phim nói được vấn đề này một cáchnghiêm túc, đến đầu đến đũa. Đạo diễn thì loay hoay, diễn viên thì sợ sệt”.

Theo Ngọc Nhiên -Lê Thoa
Đất việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.