- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Tây Du Ký” vẫn là ký ức tuổi thơ của thiếu nhi Việt Nam 10 năm nữa?
Phim thiếu nhi “made in Việt Nam” đã hoàn toàn bị… “thất sủng”. Vậy nên, 10 năm- 20 năm, hay lâu hơn nữa, “Tây Du Ký”, “Tom & Jerry”, “Đô-rê-mon”… vẫn là những bộ phim được lưu lại trong ký ức tuổi thơ của thiếu nhi Việt Nam?
Phim
thiếu nhi “made in Việt Nam” đã hoàn toàn bị… “thất sủng”. Vậy nên, 10
năm- 20 năm, hay lâu hơn nữa, “Tây Du Ký”, “Tom & Jerry”,
“Đô-rê-mon”… vẫn là những bộ phim được lưu lại trong ký ức tuổi thơ của
thiếu nhi Việt Nam?
1.
Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ (với
kịch bản chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh)
ngay khi ra mắt đã được truyền thông tung hê ưu ái, phần vì phim làm
công phu, nghiêm túc, phần vì đề tài thiếu nhi đã trở nên… “khan hiếm”
quá lâu trên màn ảnh Việt.
Bộ
phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được kỳ vọng sẽ giải tỏa “cơn
khát” phim thiếu nhi, sẽ là một bộ phim nghệ thuật, và có doanh thu khả
quan.
Một cảnh trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" |
Từ
những thập niên 80, 90 thế kỷ trước, đề tài thiếu nhi từng được các nhà
làm phim “để mắt” tới với những bộ phim từng được khán giả “nhí” yêu
thích như: Sơn ca trong thành phố, Hoa của đất, Học trò thủy thần… Kể từ
khi điện ảnh bước vào giai đoạn xã hội hóa với sự tham gia ồ ạt của các
hãng phim tư nhân, đề tài thiếu nhi trở nên… “xa lạ” với màn ảnh Việt.
Có
nhiều lý do để dẫn tới sự “xa lạ hóa” đề tài thiếu nhi trong điện ảnh
Việt đương đại. Nhưng lý do lớn nhất, chung quy vẫn một chữ: Tiền. Khi
điện ảnh tư nhân thống trị các rạp chiếu, những đề tài ăn khách, dễ bán
vé như “Gái nhảy”, “Những cô gái chân dài”, “Mỹ nhân kế”… tất nhiên sẽ
theo đó thống trị màn ảnh. Đề tài thiếu nhi bị “thất sủng” bởi không thể
cạnh tranh phòng vé với các “chân dài”, là lẽ dễ hiểu.
Kịch
bản về đề tài thiếu nhi (với cả phim điện ảnh và phim truyền hình) xưa
nay cũng đã trở thành… “hàng hiếm”. Có thể, các biên kịch nghĩ rằng,
kịch bản thiếu nhi không còn ăn khách, không còn hợp với thị hiếu khán
giả, không còn hợp với thời đại nữa. Cũng có thể, những câu chuyện trong
trẻo của tuổi thơ đã trở thành… đề tài khó với các biên kịch của thời
đại chạy đua “cơm áo gạo tiền”.
2.
Bao nhiêu năm đã trôi qua, Nguyễn Nhật Ánh vẫn là nhà văn sáng tác cho
thiếu nhi xuất sắc nhất, hay nhất, và gần như… độc nhất. Từ những năm
80, 90 thế kỷ trước, khi thế hệ 8X say sưa trên những trang viết “Đi qua
hoa cúc”, “Bàn có 3 chỗ ngồi”, “Bồ câu không đưa thư”… Đến bây giờ, vẫn
là Nguyễn Nhật Ánh với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ”, “Ngồi khóc trên cây”, “Bảy bước tới mùa hè”…
Những cuốn sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã trở thành những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ nhiều thế hệ |
Tại
những ngày Văn học châu Âu ở Việt Nam, trong một tọa đàm về sách truyện
cho thiếu nhi, bên cạnh những tranh cãi dành cho những cuốn truyện cổ
tích tái bản với nội dung bạo lực, sai lệch, thậm chí còn “sex hóa”,
người ta cũng đặt câu hỏi về “vấn đề”- sáng tác truyện cho thiếu nhi
hiện nay. Đến cuối buổi tọa đàm, sau khi tranh cãi nảy lửa về những cuốn
sách thiếu chất lượng cho thiếu nhi, các nhà văn, các nhà xã hội học,
tâm lý học tham gia tọa đàm vẫn đi đến một kết luận, “Nguyễn Nhật Ánh
vẫn là nhà văn sáng tác sách truyện cho thiếu nhi xuất sắc nhất”.
Và
gần nhất, kịch bản điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” chuyển thể
từ truyện dài cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh đã được đưa lên màn ảnh.
3.
Khan hiếm phim thiếu nhi “made in Việt Nam”, thế nên, gần 30 năm nay-
“Tây Du Ký” (1986) của Trung Quốc vẫn đều đặn lên sóng khắp các kênh
truyền hình Việt Nam mỗi dịp hè về để phục vụ các thế hệ khán giả “nhí”,
từ 7X, 8X đến bây giờ. Thậm chí, “Tây Du Ký 1986” còn trở thành… tuổi
thơ của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam. Mỗi giai điệu, mỗi nhân vật của
“Tây Du Ký- 1986” đều đầy ắp ký ức, đầy ắp kỷ niệm thơ ấu của biết bao
khán giả Việt Nam.
Tây Du Ký sẽ còn là "thơ ấu" của bao nhiêu thế hệ thiếu nhi Việt Nam nữa? |
4.
Hoạt hình cũng là một “vấn đề” nan giải khác của các nhà làm phim Việt.
Chuyện phim hoạt hình Việt bị tụt hậu, bị hoạt hình thế giới bỏ lại
phía sau hàng thế kỷ… đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Khi
điện ảnh thế giới đã kiếm được hàng triệu đô với phim hoạt hình, việc
sản xuất phim hoạt hình ở Việt Nam vẫn “túc tắc” với những phim ngắn,
thỉnh thoảng phát sóng trên truyền hình cho vui, hoặc tham gia các giải
Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh cho… đỡ buồn.
|
Trong khi hoạt hình thế giới được đánh giá là sự "vô tận" về sức sáng tạo, ý tưởng...
....Hoạt hình Việt Nam vẫn "dặt dẹo"
Và
cũng vì thế, “phủ sóng” ở tất cả các kênh truyền hình ở Việt Nam vẫn là
hoạt hình Nhật Bản, hoạt hình Trung Quốc, hoạt hình Mỹ.
….
Trong
ký ức tuổi thơ của thiếu nhi Việt Nam 10 năm -20 năm nữa sẽ là những
gì? Chẳng lẽ, sẽ vẫn là Tây Du Ký, là Đô-rê-mon, là mèo Oggy, là Tom and
Jerry…? Hay tệ hơn, là những chuyện cổ tích bạo lực, gây sốc?
Chẳng lẽ, lại khó đến thế, để sáng tác những câu chuyện Việt Nam trong trẻo, đẹp đẽ cho thiếu nhi ?
Chẳng lẽ, lại chẳng thể tìm nổi một bông hoa vàng trên đám cỏ xanh?
Theo Hào Hoa (Dân Trí)
-
Điện ảnh14 giờ trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh15 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh15 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên Minh Tiệp hé lộ dự án phim mới của VFC có sự tham gia của NSND Công Lý khiến khán giả tò mò.
-
Điện ảnh1 ngày trướcDiễn viên "Hồng lâu mộng" qua đời vì bệnh nan y. Hiện, gia đình đang tổ chức tang lễ cho cô tại quê nhà.
-
Điện ảnh1 ngày trước"Độc đạo" không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn được đánh giá cao nhờ cách dàn dựng, quay phim, và sự đầu tư công phu vào từng chi tiết. Bộ phim đã tạo nên một làn gió mới, khác biệt hoàn toàn so với những bộ phim cùng thể loại trước đây.
-
Điện ảnh2 ngày trướcHình ảnh Hồ Ngọc Hà vào vai cô giáo trong phim 'Chiến dịch trái tim bên phải' từ 19 năm trước bất ngờ được lan truyền khiến fan trầm trồ.
-
Điện ảnh2 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập cuối, Hồng đánh nhau, quyết chiến sinh tử với Quân "già" khi tên này đang tìm cách chạy trốn.
-
Điện ảnh2 ngày trướcNhững năm qua, nữ diễn viên "Hồng lâu mộng" có cuộc sống rất im ắng. Khi nghe tin nữ diễn viên xinh đẹp mắc căn bệnh hiểm nghèo, nhiều khán không khỏi bàng hoàng.
-
Điện ảnh2 ngày trướcKhán giả sốt ruột vì tìm mỏi mắt không có preview "Độc đạo" tập cuối trong khi hầu hết các tình huống họ đoán trong 35 tập phát sóng đều sai bét.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 35, ông trùm Quân "già" giam giữ Khương, ép Hồng phải giao chuyến hàng cuối cho mình.
-
Điện ảnh3 ngày trướcTrong “Độc đạo”, Thu Huyền vào vai vợ ông trùm luôn phải tìm cách giữ chồng nhưng ngoài đời, chị có cuộc sống hạnh phúc bên ông xã là mối tình đầu.
-
Điện ảnh4 ngày trướcTrong "Độc đạo" tập 34, Hồng hốt hoảng khi Quân "già" bắt cóc em trai trong chính ngày sinh nhật Tuyết.
-
Điện ảnh6 ngày trướcTrong 5 thầy trò Đường Tăng thì Sa Tăng là nhân vật gây nhiều tò mò nhất khi xuất thân thực sự cho đến nay vẫn là một bí ẩn nhất.