8.000 tỷ đồng nợ xấu đã được các ngân hàng tự xử lý

Thông tin được Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình cho biết, trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013, 85.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng đã được tự xử lý bằng chính nguồn lực của mình.

  Thông tin được Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình cho biết, trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013, 85.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng đã được tự xử lý bằng chính nguồn lực của mình.

Xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng.
Xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng.


Thông tin về tiến độ tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng tại Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam – Nhật Bản 2013 ngày 5/9/2013, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho biết, việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam gần đây đã được tiến hành một cách tích cực.
 
Ông khẳng định, xử lý nợ xấu không chỉ là câu chuyện của riêng ngành ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, đến tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, xử lý nợ xấu là một nội dung lớn và là mấu chốt trong tái cơ cấu các ngân hàng.

Nhiệm vụ này cần một quá trình, tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, bản thân các ngân hàng đã tự xử lý được một khối lượng rất lớn nợ xấu. Theo con số thống kê mới nhất của NHNN, trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013, các ngân hàng trong hệ thống đã tự xử lý bằng chính nguồn lực thu nhập của mình 85.000 tỷ đồng nợ xấu. Qua đó đưa tỉ lệ nợ xấu cuối tháng 6/2013 xuống mức 4,68% tổng dư nợ, thấp hơn so với nhiều so với dự đoán.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chỉ đạo xử lý và tái cơ cấu được 8 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) yếu kém, chỉ đạo 3 trong số 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn cổ phần hóa, trong đó có 2 ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Những khó khăn của các ngân hàng trước đây trong lĩnh vực thanh khoản cũng như trong lĩnh vực quản trị đã được cải thiện một bước. Riêng trong mối quan hệ giữa các ngân hàng với đối tác Nhật Bản, đến thời điểm hiện tại, các Ngân hàng Nhật Bản đã trở thành cổ đông chiến lược, cổ đông lớn của 3 ngân hàng Việt Nam, trong đó có 2 ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và 1 NHTMCP là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Mục tiêu sắp tới của NHNN là tạo được hệ thống thể chế mới sát hơn với các thể chế an toàn hiện nay đang được áp dụng trên thế giới, từ đó tạo ra được một thể chế mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho việc đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.

Từ nay đến 2015, Phó Thống đốc cho biết, NHNN sẽ cố gắng xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, có hợp nhất -sáp nhập, thậm chí mạnh hơn nữa là cho phép các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào các tổ chức tín dụng, ngân hàng Việt Nam.

Theo Bích Diệp
Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.