Bảo vệ, nhân viên rửa xe... được Chủ tịch ngân hàng mời làm giám đốc

Trong vụ đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB) có một tình tiết khá thú vị là nhiều bảo vệ, nhân viên rửa xe được mời làm... giám đố

Trong vụ đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB) có một tình tiết khá thú vị là nhiều bảo vệ, nhân viên rửa xe được bị can Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) mời làm... giám đốc, ngồi không hưởng lương. Thật ra, Danh dùng các công ty này làm bình phong để rút tiền của VNCB cho mình sử dụng.

Thủ thuật đơn giản “rút gọn” 4.700 tỷ đồng

Theo hồ sơ điều tra, Danh nhờ nhân viên của mình và người quen của nhân viên thành lập các doanh nghiệp bình phong, không phát sinh hoạt động mà chỉ dùng pháp nhân để lập hồ sơ vay tiền tại chính ngân hàng VNCB do Danh làm Chủ tịch HĐQT.

Sau đó, Danh chỉ đạo các nhân viên ngân hàng dưới quyền của mình hoàn tất, phê duyệt hồ sơ vay tiền của các công ty “người nhà”. Cũng theo chỉ đạo của Danh, sau khi chủ các doanh nghiệp bình phong này vay được tiền đã chuyển qua nhiều tài khoản trung gian khác rồi chuyển về lại cho tài khoản của Danh, hoặc rút tiền mặt cho Danh sử dụng.

Bảo vệ, nhân viên rửa xe, Chủ tịch ngân hàng, giám đốc, ngân hàng Xây Dựng, đại án, Phạm Công Danh, vào tù

Với thủ đoạn đơn giản, Danh "rút gọn" của VNCB 4.700 tỷ đồng

Với thủ đoạn này, Danh đã “rút gọn” từ VNCB 4.700 tỷ đồng và cả 13 công ty “người nhà” của Danh không có khả năng trả nợ, VNCB không có khả năng thu hồi 4.700 tỷ đồng trên.

Theo kết quả điều tra, 4.700 tỷ đồng trên đã được Danh dùng 2.600 tỷ đồng trả nợ thay cho các công ty thuộc tập đoàn Thiên Thanh (do Danh là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc); 500 tỷ đồng dùng để trả nợ cá nhân của Danh; 135 tỷ đồng dùng để trả nợ Danh mua cổ phần; 1.465 tỷ đồng còn lại Danh khai dùng để... chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể.

Giám đốc toàn là bảo vệ, nhân viên rửa xe

Hầu hết số công ty “người nhà” mà Danh lập ra đều không có hoạt động thực chất mà chỉ được thành lập để vay tiền của VNCB cho Danh tiêu xài. Các công ty trên không có nhân viên mà chỉ có 1 giám đốc. Giám đốc này không hoạt động nghiệp vụ mà chỉ ký hồ sơ vay tiền (do Danh chỉ đạo soạn sẵn) và đến tháng lãnh lương từ 5 – 10 triệu đồng do Danh trả.

Cụ thể, bị can Nguyễn Tấn Thành, Giám đốc Công ty Thành Trí, thực chất là bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Thành được nhờ đứng tên làm Giám đốc công ty Thành Trí. Khoảng đầu năm 2014, Thành được gọi lên trụ sở để ký hồ sơ vay số tiền 330 tỷ đồng. Trong thời gian đứng tên làm giám đốc, thành nhận tổng cộng 240 triệu đồng tiền lương.

Bị can Trần Thanh Tùng, giám đốc Công ty Thanh Quang, cũng là nhân nhân viên bảo vệ Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Tùng được đề nghị đứng tên Giám đốc công ty Thanh Quang. Khoảng tháng 02/2014, Tùng đến VNCB để ký hồ sơ vay 450 tỷ đồng. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Tùng cũng nhận được 240 triệu đồng tiền lương.

Bị can Nguyễn Hữu Duyên, giám đốc Công ty Quang Đại, vốn là nhân viên rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng tháng 5/2012, Duyên được đề nghị đứng tên Giám đốc công ty Quang Đại. Khoảng đầu năm 2014, Duyên đến ngân hàng để ký hồ sơ vay 380 tỷ đồng của VNCB. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Duyên cũng được nhận khoảng 200 triệu đồng tiền lương.

Bị can Bùi Thị Hà Thu, giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương, cũng là nhân viên tại Tập đoàn Thiên Thanh. Khoảng đầu tháng 12/2010, Thu được nhờ đứng tên Giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương. Khoảng đầu năm 2012, Thu được gọi về Tập đoàn Thiên Thanh để ký hồ sơ vay 280 tỷ đồng của VNCB cho Danh. Trong thời gian đứng tên giám đốc, Thu nhận được hơn 390 triệu đồng tiền lương.

Các bị can còn lại nguyên là “giám đốc” còn lại như Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Văn Cường, Hồ Thị Đi, Vưu Thị Diệu, Nguyễn Quốc Thịnh... đều là bảo vệ, nhân viên hoặc người nhà của nhân viên tập đoàn Thiên Thanh. Tất cả đều được nhờ đứng tên và ký hồ sơ vay tiền giùm cho Danh.

Theo Dân Trí


nhân viên ngân hàng

chủ tịch ngân hàng

ngân hàng xây dựng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.