BIDV tiếp tục lỗi hẹn chào sàn

2,3 tỷ cổ phiếu BID vẫn chưa được niêm yết như dự kiến do ngân hàng đánh giá, tình hình thị trường hiện nay vẫn bất lợi.

2,3 tỷ cổ phiếu BID vẫn chưa được niêm yết như dự kiến do ngân hàng đánh giá, tình hình thị trường hiện nay vẫn bất lợi. Mức giá tham vọng của cổ phiếu BID trong phiên ra mắt dự kiến 20.000 đồng.

Theo dự kiến trước đó, hơn 2,3 tỷ cổ phiếu BID sẽ được niêm yết trên HSX trước ngày 10/1/2013.
Theo dự kiến trước đó, hơn 2,3 tỷ cổ phiếu BID sẽ được niêm yết trên HSX trước ngày 10/1/2013.

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây vừa có thông báo về việc hoãn niêm yết cổ phiếu BIDV (mã cổ phiếu BID).

Theo đó, ngân hàng đã được Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX) chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu vào ngày 10/10.

Tuy nhiên, theo đánh giá của BIDV, do tình hình thị trường chứng khoán thời gian qua liên tục suy giảm, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng, tính thanh khoản của thị trường không cao nên việc niêm yết cổ phiếu BIDV trong năm 2012 sẽ không thuận lợi và không đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu về mức giá cũng như tính thanh khoản của cổ phiếu.

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và ủy quyền của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị BIDV đã quyết định hoãn niêm yết cổ phiếu BIDV trong năm 2012 tới thời điểm thích hợp.

Theo dự kiến trước đó, hơn 2,3 tỷ cổ phiếu BID sẽ được niêm yết trên HSX trước ngày 10/1/2013.

Theo bản cáo bạch của BIDV, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu BID được kỳ vọng ở mức 20.000 đồng - đây là mức rất cao so bình quân thị trường hiện nay. Nếu mức giá niêm yết của BID tương đương giá IPO, theo tính toán, vốn hóa của ngân hàng sẽ gần 42.600 tỷ đồng, là một trong những mã có vốn hóa cao nhất thị trường chứng khoán hiện nay.

Quá trình cổ phần hóa, IPO, niêm yết của BIDV trong một thời gian dài bị đình hoãn nhiều lần đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của nhà đầu tư và thị trường. Dù đã là ngân hàng lớn, song nếu niêm yết, ngân hàng sẽ gia tăng thêm lợi thế và nguồn lực so với "ông lớn" khác trong ngành như Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG).

Tại BIDV, hiện cổ đông nhà nước vẫn đang chi phối lớn nhất, nắm giữ 95,76% vốn điều lệ và NHNN đang đóng vai trò là đại diện sở hữu vốn nhà nước tại ngân hàng.
Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.