Bố chồng Hà Tăng lấy gì 'đấu' với bầu Hiển để giành sân bay Phú Quốc
Thứ ba, 14/04/2015 14:21
Bố chồng Hà Tăng vừa gửi đơn đề nghị “mua hay chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn cảng hàng không Phú Quốc”
Bố chồng Hà Tăng vừa gửi đơn đề nghị “mua hay chuyển nhượng
quyền khai thác có thời hạn cảng hàng không Phú Quốc”, điều khiến nhiều
người tò mò là bố chồng Hà Tăng sẽ lấy gì để đấu với bầu Hiển - Một đại
gia cũng đã gửi đơn xin được khai thác cảng hàng không Phú Quốc trước
đó.
Tính từ thời điểm 1996 tới nay, tập đoàn IPP của bố chồng Hà Tăng đã đầu tư số vốn hơn 280 triệu USD vào 30 dự án, doanh số thu về hàng năm khoảng 460 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn là người đứng sau những thương vụ đầu tư đình đám như tại Siêu thị Miền Đông, Khách sạn Nha Trang Lodge, cửa hàng miễn thuế tại các sân bay nội địa và 4 quốc gia ở Đông Nam Á.
Bố chồng 'ngọc nữ' còn sở hữu hai trung tâm thương mại với vị địa đắc
địa bậc nhất Việt Nam là Tràng Tiền Plaza Hà Nội và Trung tâm mua sắm
cao cấp Rex Arcade (tầng trệt khách sạn Rex – Tp. HCM). Ông đã đầu tư
hàng trăm triệu USD vào những trung tâm này.
Từ năm 2005 IPP đã mạnh dạn đầu tư và trở thành một trong những nhà cung ứng hàng hóa chính yếu tại các khu kinh tế cửa khẩu như: Mộc Bài - Tây Ninh, Lao Bảo - Quảng trị, Kim Thành - Lào Cai, Móng Cái - Quảng Ninh, Tịnh Biên - An Giang... với doanh số hàng năm trung bình 400 triệu USD cho tất cả các Cty.
Ngoài việc kinh doanh hàng hiệu xa xỉ, bố chồng Hà Tăng còn làm ăn buôn bán, kinh doanh với hai thương hiệu kinh doanh thực phẩm nổi tiếng thế giới là Burger King và gà rán kiểu Mỹ Popeyes Chicken, đồ uống Dunkin’ Donuts. Ông cũng đầu tư vào đồ ăn nhanh với thương hiệu Domino’s Pizza.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cũng là người nổi tiếng sở hữu khối tài sản kếch xù với bộ sưu tập siêu xe "khủng", biệt thự dát vàng và kho đồ cổ quý giá...
Bố chồng Hà Tăng sở hữu 3 xe Rolls-Royce phiên bản khác nhau, một chiếc Bentley và thêm một chiếc thuộc dòng SUV hạng sang
Ngoài ra, người ta còn nhiều lần nhìn thấy ông Jonathan Hạnh Nguyễn ngồi trên chiếc xế sang Lexus và đặc biệt là Maybach 62S.
Không chỉ sở hữu khối tài sản "khủng", một lợi thế của ông Jonathan Hạnh Nguyễn so với đối thủ cạnh tranh là IPP cũng từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không.
Jonathan Hạnh Nguyễn được biết đến là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước làm chủ đầu tư dự án đường bay Manila (Philippines) - TP.HCM.
Nhận thấy đây là ngành kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ, thu hút được khách nước ngoài trong tương lai nên Jonathan Hạnh Nguyễn đã thuyết phục các nhà đầu tư bằng uy tín và vốn góp của mình.
Nhờ đó, ông được cử làm Tổng đại diện của Hãng Hàng không Philippines (Philippines Airlines) tại khu vực Đông Dương, thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP) vào năm 1986.
Tính đến nay, ông đã kêu gọi hợp tác đầu tư 30 dự án, với tổng trị giá hơn 455 triệu USD, mang lại doanh số hằng năm khoảng 580 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 22.000 lao động ở Việt Nam.
IPP hiện là công ty đã có hơn 25 năm cung cấp hàng hóa và điều hành kinh doanh các hệ thống cửa hàng miễn thuế, hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, cửa hàng bán lẻ tại các sân bay quốc tế và quốc nội tại Việt Nam.
IPP cũng vừa trở thành cổ đông chiến lược của CTCP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) sau khi bỏ ra tới hơn 310 tỷ đồng để mua 23,6% cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không lớn nhất nước. Đây chính là một trong những lợi thế vượt trội của IPP so với đối thủ cạnh tranh là Tập đoàn T&T của bầu Hiển.
Trước ông Jonathan Hạnh Nguyễn, bầu Hiển (ông chủ Tập đoàn T&T - Đỗ Quang Hiển) cũng là người đầu tiên ngỏ ý “mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động” với cảng hàng không Phú Quốc.
Đối với việc khai thác cảng hàng không Phú Quốc, Nhà nước sẽ nắm giữ quyền quản lý điều hành trong các hoạt động xuất nhập cảnh, quản lý đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, quản lý vùng trời, chất lượng và giá cả khai thác dịch vụ, cung cấp dịch vụ điều hành bay…
Nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo đảm hoạt động vận hành khai thác cảng, bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không, kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không, thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hạ tầng đang quản lý, khai thác theo quy định và tham gia đảm bảo an ninh quốc phòng khi có yêu cầu của Nhà nước.
Như vậy, đến thời điểm này ngoài T&T, IPP cũng là một đối thủ nặng ký trong cuộc chạy đua giành quyền khai thác Cảng hàng không Phú Quốc.
Ông Nguyễn Hạnh, Chủ tịch Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, người được biết tới nhiều hơn với cái tên Jonathan Hạnh Nguyễn hay bố chồng Hà Tăng được biết đến với biệt danh "Vua hàng hiệu". Hiện tập đoàn IPP nắm giữ 30% thương hiệu thời trang nổi tiếng của thế giới ở Việt Nam với khoảng 70% thị phần tại thị trường Việt Nam.
Tính từ thời điểm 1996 tới nay, tập đoàn IPP của bố chồng Hà Tăng đã đầu tư số vốn hơn 280 triệu USD vào 30 dự án, doanh số thu về hàng năm khoảng 460 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn là người đứng sau những thương vụ đầu tư đình đám như tại Siêu thị Miền Đông, Khách sạn Nha Trang Lodge, cửa hàng miễn thuế tại các sân bay nội địa và 4 quốc gia ở Đông Nam Á.
Bố chồng Hà Tăng lấy gì 'đấu' với bầu Hiển để giành sân bay Phú Quốc |
Từ năm 2005 IPP đã mạnh dạn đầu tư và trở thành một trong những nhà cung ứng hàng hóa chính yếu tại các khu kinh tế cửa khẩu như: Mộc Bài - Tây Ninh, Lao Bảo - Quảng trị, Kim Thành - Lào Cai, Móng Cái - Quảng Ninh, Tịnh Biên - An Giang... với doanh số hàng năm trung bình 400 triệu USD cho tất cả các Cty.
Ngoài việc kinh doanh hàng hiệu xa xỉ, bố chồng Hà Tăng còn làm ăn buôn bán, kinh doanh với hai thương hiệu kinh doanh thực phẩm nổi tiếng thế giới là Burger King và gà rán kiểu Mỹ Popeyes Chicken, đồ uống Dunkin’ Donuts. Ông cũng đầu tư vào đồ ăn nhanh với thương hiệu Domino’s Pizza.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cũng là người nổi tiếng sở hữu khối tài sản kếch xù với bộ sưu tập siêu xe "khủng", biệt thự dát vàng và kho đồ cổ quý giá...
Bố chồng Hà Tăng sở hữu 3 xe Rolls-Royce phiên bản khác nhau, một chiếc Bentley và thêm một chiếc thuộc dòng SUV hạng sang
Ngoài ra, người ta còn nhiều lần nhìn thấy ông Jonathan Hạnh Nguyễn ngồi trên chiếc xế sang Lexus và đặc biệt là Maybach 62S.
Không chỉ sở hữu khối tài sản "khủng", một lợi thế của ông Jonathan Hạnh Nguyễn so với đối thủ cạnh tranh là IPP cũng từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không.
Jonathan Hạnh Nguyễn được biết đến là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước làm chủ đầu tư dự án đường bay Manila (Philippines) - TP.HCM.
Nhận thấy đây là ngành kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ, thu hút được khách nước ngoài trong tương lai nên Jonathan Hạnh Nguyễn đã thuyết phục các nhà đầu tư bằng uy tín và vốn góp của mình.
Nhờ đó, ông được cử làm Tổng đại diện của Hãng Hàng không Philippines (Philippines Airlines) tại khu vực Đông Dương, thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP) vào năm 1986.
Tính đến nay, ông đã kêu gọi hợp tác đầu tư 30 dự án, với tổng trị giá hơn 455 triệu USD, mang lại doanh số hằng năm khoảng 580 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 22.000 lao động ở Việt Nam.
IPP hiện là công ty đã có hơn 25 năm cung cấp hàng hóa và điều hành kinh doanh các hệ thống cửa hàng miễn thuế, hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, cửa hàng bán lẻ tại các sân bay quốc tế và quốc nội tại Việt Nam.
IPP cũng vừa trở thành cổ đông chiến lược của CTCP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) sau khi bỏ ra tới hơn 310 tỷ đồng để mua 23,6% cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không lớn nhất nước. Đây chính là một trong những lợi thế vượt trội của IPP so với đối thủ cạnh tranh là Tập đoàn T&T của bầu Hiển.
Trước ông Jonathan Hạnh Nguyễn, bầu Hiển (ông chủ Tập đoàn T&T - Đỗ Quang Hiển) cũng là người đầu tiên ngỏ ý “mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động” với cảng hàng không Phú Quốc.
Đối với việc khai thác cảng hàng không Phú Quốc, Nhà nước sẽ nắm giữ quyền quản lý điều hành trong các hoạt động xuất nhập cảnh, quản lý đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, quản lý vùng trời, chất lượng và giá cả khai thác dịch vụ, cung cấp dịch vụ điều hành bay…
Nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo đảm hoạt động vận hành khai thác cảng, bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không, kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không, thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hạ tầng đang quản lý, khai thác theo quy định và tham gia đảm bảo an ninh quốc phòng khi có yêu cầu của Nhà nước.
Như vậy, đến thời điểm này ngoài T&T, IPP cũng là một đối thủ nặng ký trong cuộc chạy đua giành quyền khai thác Cảng hàng không Phú Quốc.
Theo VTC News
Bình luận