Cách tự lấy đá ghè chân của ngành chè Việt Nam

Chọn phương thức không đầu tư công nghệ, chỉ xuất thô, thậm chí làm chè bẩn là cách mà một số doanh nghiệp sản xuất chè đang tự hại mình.

Chọn phương thức không đầu tư công nghệ, chỉ xuất thô, thậm chí làm chè bẩn là cách mà một số doanh nghiệp sản xuất chè đang tự hại mình.

Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam thấp so với giá bình quân trên thị trường thế giới là do hơn 90% lượng chè vẫn xuất khẩu thô ở dạng chè rời; ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói nhằm làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Việt Nam dù được xếp trong top 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới và cũng đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu, nhưng xét về giá trị, chè xuất khẩu của Việt Nam bình quân mới chỉ đạt 1.200 USD/ha, thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu chè khác.

Cũng giống như lúa, dù sản xuất được nhiều nhưng giá trị thu được từ chè không cao vì bỏ qua khâu chế biến tinh
Cũng giống như lúa, dù sản xuất được nhiều nhưng giá trị thu được từ chè không cao vì bỏ qua khâu chế biến tinh

Bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội chè Thái Nguyên cũng chỉ rõ nguyên nhân là do việc liên kết giữa người trồng chè, chế biến và tiêu thụ chè chưa chặt chẽ. Doanh nghiệp có liên kết với người trồng chè chưa nhiều; các làng nghề, tổ hợp tác phần lớn mới được thành lập, sự liên kết mới chỉ là bước đầu…

Hiện cả nước hiện có 130.600 ha chè, tuy nhiên diện tích chè tiểu điền chiếm tới 70% nhưng các hộ trồng chè lại chưa chú trọng vào kỹ thuật thâm canh, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm. Thiếu các tiêu chuẩn, chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn là thách thức nghiêm trọng…

Nguy hiểm hơn trước đó từng có thời gian Hiệp hội Chè Việt Nam đã phải lên tiếng về hiện tượng làm chè bẩn, chè ‘thổ phỉ’ tại một số vùng nguyên liệu chè như Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Khi đó ông Đoàn Anh Tuân, Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết khảo sát những vùng nguyên liệu chè ở Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên... và ghi lại được những hình ảnh rất ghê rợn. “Nói thật, người tiêu dùng nếu nhìn thấy chắc chắn không dám uống chè nữa. Nhưng người sản xuất chè vẫn đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” bất chấp mọi thứ bởi đây là món hàng siêu lợi nhuận”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuân, việc sản xuất “chè thổ phỉ” làm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản bởi nguồn nguyên liệu chè bị mua gom để làm “chè thổ phỉ”. Quan trọng hơn sở dĩ người dân đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” theo đơn đặt hàng từ “bên ngoài” mà không biết được mục đích, ý đồ sâu xa của họ. “Chè thổ phỉ” xuất hiện chắc chắn có bàn tay của thương lái Trung Quốc”, ông Tuân nói.

Trước hiện trạng còn nhiều bất cập của ngành chè, bà Lê Việt Nga khuyến cáo: Ngành chè cần đổi mới dây chuyền và công nghệ chế biến bảo đảm chất lượng; tập trung sản xuất các loại trà cao cấp có sức cạnh tranh cao như: Trà ướp hương hoa quả, các loại trà đóng hộp cao cấp, các loại trà có tác dụng làm thuốc và các loại trà thảo mộc khác.

"Doanh nghiệp phải tập trung xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa từ liên kết phát triển vùng nguyên liệu, đến thu hái, chế biến... Ngành chè cũng cần loại bỏ hẳn tình trạng một số công ty thu mua trà chỉ theo mùa vụ, làm ăn không có uy tín", bà Nga nói.

Theo Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.