Độc quyền và đặc quyền

Xóa độc quyền: Không dễ

Trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch HĐQT EVN Đào Văn Hưng và một số lãnh đạo EVNluôn tỏ vẻ muốn xóa độc quyền, xây dựng thị trường điện cạnh tranh. Tuy nhiên,trên thực tế, EVN vẫn tìm mọi cách trì hoãn, đưa ra nhiều lý lẽ để bảo vệ thếđộc quyền. Vì sao lại như vậy?

Xóa độc quyền: Không dễ

Câu chuyện phá bỏ thế độc quyền của EVN trong các khâu đã được đề cập rất nhiềulần, qua nhiều năm, tại các hội thảo, các văn bản góp ý của các chuyên gia trongvà ngoài nước. Tuy nhiên, đến nay, EVN mới chỉ bỏ độc quyền về tạo nguồn điện,còn những khâu quan trọng khác vẫn không có gì thay đổi.

Những bất cập trong cách tổ chức mô hình của ngành điện đã được ông Martin Rama,Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, chỉ ra khiEVN đề xuất mô hình Công ty cổ phần mua bán điện duy nhất (EPTC) năm 2008.

Theo ông Rama, công ty này nên là người đại diện cho Chính phủ, cho Nhà nước đểlàm trung gian giữa người mua và người bán điện. Còn mô hình mà EVN đề xuất làcổ phần có cổ đông là những nhà sản xuất điện, điều này sẽ tạo ra động cơ đểcông ty này tăng mức lợi nhuận lên trong khi WB muốn mô hình công ty mua bánđiện là để giảm chi phí cho các hộ tiêu dùng điện. Hơn nữa, mô hình EPTC như đềxuất của EVN chưa được áp dụng ở nơi nào trên thế giới cả và tạo xung đột lớn vềquyền lợi.

Việc phá thế độc quyền của ngành điện cũng được Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA)nhiều lần đề cập. Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, ông Trần ViếtNgãi, Chủ tịch VEA vẫn kiên trì đề nghị cơ cấu lại khâu mua bán điện, thành lậpTổng Công ty mua bán điện quốc gia hoạt động độc lập do Chính phủ quản lý, trựcthuộc Bộ Tài chính.

Tổng công ty này có thể có cả các công ty thành viên hìnhthành ở cả ba miền và là đơn vị ký hợp đồng mua điện trực tiếp với các nhà máyđiện theo hình thức mua buôn.

Ví dụ điển hình chuyện EVN muốn giữ thế độc quyền là chuyện Chủ tịch HĐQT EVNĐào Văn Hưng có văn bản gửi Thủ tướng phản đối đề án “Táithiết kế tổng thể thị trường điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện” doBộ Công Thương đề xuất năm 2009.

Theo đề án này, sẽ tiến hành gom các nhà máy phát điện thuộc EVN để thành lậpmột số tổng Cty phát điện có tổng công suất mỗi đơn vị đến 2015 là từ 7.000 MWđến 8.000 MW với tổng vốn đạt khoảng 150.000 tỷ đồng mỗi đơn vị; Tách Trung tâmđiều độ hệ thống điện quốc gia (Ao), Tổng Cty Truyền tải Điện quốc gia ra khỏiEVN thành Tổng Cty hoặc Cty điều độ hệ thống điện quốc gia hoạt động độc lập;Hợp nhất các công ty điện lực của EVN thành năm tổng công ty điện lực trực thuộcEVN.

Độc quyền và đặc quyền
Công nhân ngành điện sửa chữa đường dây bị sự cố (Ảnh: Thục Quyên)

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thời điểm đó, đề án của Bộ Công Thương cótính khả thi. Nếu thực hiện được như vậy, sẽ xóa được tình trạng độc quyền củaEVN hiện nay, hình thành thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Công Thương trình đề án, Chủ tịch HĐQT EVN Đào Văn Hưng đãcó văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ bày tỏ quan điểm không nhất trí với đề án dothiếu tính khả thi và ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng quốc gia.

Theo lãnh đạo EVN, việc thiết lập thị trường điện là cần thiết nhưng nếu thựchiện theo đề án sẽ không còn EVN theo đúng nghĩa, do EVN chỉ chịu trách nhiệmtrong khâu phân phối điện, quản lý chỉ bằng 1/3 so với quy mô hiện nay. Cùng vớiđó EVN sẽ không còn giữ vai trò là “bà đỡ” của thị trường điện, không còn làngười giữ vai trò chính trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia vàthực hiện các chính sách công ích, xã hội.

EVN khẳng định nếu tách khâu Phát điện- Truyền tải do EVN đang quản lý về Bộ chủquản sẽ đi ngược với Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về mô hình Tập đoàn điệnlực, hình thành tập đoàn kinh tế mạnh.

Lãnh đạo EVN cũng cho rằng việc đề án phê phán EVN nắm giữ và chi phối hầu hếtcác khâu trong dây chuyền sản xuất -  truyền tải -  phân phối nên không thể minhbạch được chi phí cho từng khâu; tình trạng cắt điện tràn lan, không có kiểmsoát và không có mục đích, đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên lợi ích quốc gia...là nhận xét hoàn toàn khác với thực tế phát triển ngành điện.

EVN đã phải hy sinh lợi ích của doanh nghiệp cho lợi ích phát triển kinh tế xãhội của đất nước khi phải mua điện của một số nhà máy từ 7 đến 11 cent/kWh đểbán buôn ở nông thôn với giá 390 đồng/kWh (2,3 cent). Cả năm 2008 phải bù lỗ6.305 tỷ đồng.

Sau phản ứng của lãnh đạo EVN, Bộ Công Thương cũng không có ý kiến gì, và đếnnay đề án trên chưa được thực hiện.

Độc quyền gắn với đặc quyền

Độc quyền và đặc quyền

Bình luận về chuyện EVN không muốn buông vị thế độc quyền, một chuyên gia khẳngđịnh: “Độc quyền bao giờ cũng gắn với đặc quyền và đặc lợi. Miếng bánh béo bởthường là những thứ mà người sở hữu không muốn chia sẻ cho bất kỳ ai. Chưa kể,vừa nắm vị thế độc quyền, EVN lại là tập đoàn, nên hưởng nhiều cơ chế đặc thù.Đó là lý do mà người ta cố giữ được ngày nào hay ngày đó”.

Việc giữ miếng bánh cho mình sẽ giúp cho đơn vị có điều kiện chuyên sâu tronglĩnh vực nhưng sẽ không tạo được sự cạnh tranh hay sự phát triển mang tính độtphá trong lĩnh vực đó. Từ cơ chế độc quyền đến tính cạnh tranh bao giờ cũng vậy.

“Nếu vẫn nắm tất cả các khâu trọng yếu của ngành điện như mua bán điện, truyềntải và thậm chí cả việc quyết định huy động mua điện giá cao vào thời điểm bấtkỳ trong năm sẽ khiến các doanh nghiệp phải lụy EVN. Vì vậy việc EVN muốn giữthế độc quyền là điều tất yếu, dễ hiểu”-chuyên gia trên bình luận.

Chưa kể, với cơ chế độc quyền mua bán điện như hiện nay, lại mang danh phải locho cả người nghèo ở nông thôn (giá bán điện thấp), nên lãnh đạo EVN khi bị dưluận phản đối tình trạng độc quyền, thường nại ra chuyện nếu xóa độc quyền thìai lo điện cho những người nghèo này. Cũng chính vì thế, khi làm ăn không hiệuquả hoặc hiệu quả thấp, EVN lại có thể lấy cái gọi là nhiệm vụ chính trị này đểlàm bình phong.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tếTrung ương, việc không tách bạch được nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ chính trịcủa doanh nghiệp, chỉ làm cho doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Tai hại hơn,nó tạo ra sự tù mù, thiếu minh bạch. Đã là doanh nghiệp, nhà nước chỉ nên giaocho họ một nhiệm vụ duy nhất là kinh doanh.

- Ông Lê Văn Dĩnh, Phó Chủ tịch HĐQT Nhà máy Điện Tây Ninh cho rằng, xây dựng thị trường điện cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền của EVN là cần thiết. Đã cạnh tranh thì phải cạnh tranh triệt để, tránh tình trạng bên ngoài thì cạnh tranh, nhưng bên trong thì vẫn lẳng lặng giữ độc quyền trong ngành điện theo kiểu nửa nạc nửa mỡ.

- GS, TS Bùi Huy Phùng, Viện Khoa học Năng lượng Việt Nam, cho rằng để thị trường điện Việt Nam phát triển một cách đầy đủ, đúng nghĩa, cần hướng tới phát triển thị trường điện cạnh tranh như mô hình của Vương quốc Anh. Theo đó, cần phân rõ hệ thống nguồn điện trong guồng máy của ngành điện, làm rõ quan hệ của các đơn vị truyền tải, điều độ. Không nên để khâu này nằm trong EVN. Ngoài ra, Việt Nam cần có thêm một cơ quan điều tiết năng lượng, chứ không chỉ có một cơ quan điều tiết điện như hiện nay.

Theo Phạm Tuyên
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.