EVN bị "cấm cửa" đầu tư bất động sản, tài chính - chứng khoán

Chính phủ đã ban hành riêng một Quy chế quản lý tài chính cho EVN.

Chính phủ đã ban hành riêng một Quy chế quản lý tài chính cho EVN. Trong đó yêu cầu EVN phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ đã cam kết.

Hầu hết các ngân hàng đã cho EVN vay vượt giới hạn tín dụng thông thường đối với 1 khách hàng.
Hầu hết các ngân hàng đã cho EVN vay vượt giới hạn tín dụng thông thường đối với 1 khách hàng.

Chính phủ vừa ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho phép EVN được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước đầu tư, các loại vốn khác vào hoạt động kinh doanh theo quy định. Tuy nhiên, tập đoàn phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ đã cam kết.

Việc huy động vốn của EVN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp có vốn góp của EVN. 
 
Theo quy chế này, EVN được huy động vốn thông qua phát hành trí phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp; vay vốn của người lao động cũng như các hình thức huy động vốn khác theo quy định pháp luật, song, không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính...
 
Về việc đầu tư vấn ra ngoài EVN, Chính phủ cho phép EVN được quyền sử dụng vốn của EVN để đầu tư ra ngoài EVN thuộc các ngành nghề kinh doanh được quy định trong Điều lệ tổ chức hoạt động của EVN. Song lưu ý, việc đầu tư vốn ra ngoài EVN phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm thay đổi mục tiêu hoạt động của EVN.
 
Việc đầu tư vốn ra ngoài EVN nếu có liên quan đến đất đai phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai. EVN không được nhận đầu tư, góp vốn từ các công ty con của EVN, từ các công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa các đơn vị của EVN.
 
Đồng thời, EVN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ...
 
Vay vốn công ty con không được cao hơn lãi suất thị trường
 
EVN được quyền chủ động huy động vốn nhàn rỗi của các công ty con do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ, còn với những công ty có vốn góp dưới 100% thì tập doàn phải có sự thỏa thuận của các công ty này. Khi huy động vốn, hai bên phải thỏa thuận lãi suất huy động nhưng không cao hơn lãi suất thị trường tại thời điểm vay.
 
Với quy chế này, EVN cũng được quyền bão lãnh cho các công ty con sở hữu 100% vốn điều lệ vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn tại một công ty (không bao gồm các khoản EVN cho công ty con vay lại) không vượt quá giá trị vốn góp của EVN tại công ty này.
 
Tại Hội thảo “Tiếp cận các phương án tài chính và Cổ phần hóa các Tổng công ty phát điện (Genco)” tổ chức tháng 11 năm ngoái, ông Lê Xuân Nam - Kế toán trưởng của EVN từng cho biết, không chỉ nguồn vốn vay ngoại tệ, mà đối với nguồn tài chính trong nước, hầu hết các ngân hàng đã cho EVN vay vượt giới hạn tín dụng thông thường đối với 1 khách hàng.
 
Thời điểm đó, ông Dương Quang Thành - Phó Tổng giám đốc EVN cũng thông báo, tập đoàn này đang kiến nghị Chính phủ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cho các dự án điện và thực hiện bảo lãnh cho các hợp đồng vay vốn nước ngoài của EVN và các đơn vị thành viên; cũng như tiếp tục cho phép các Ngân hàng thương mại cho EVN vay vốn mà không bị giới hạn tỷ lệ 15% vốn tự có đối với một khách hàng và 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng.
 
Đối với các ngân hàng thương mại trong nước, EVN đề xuất xem xét miễn thẩm định tính khả thi của các dự án nguồn điện khi cho vay vì các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư đều là các dự án lớn đã được cấp có thẩm quyền là Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ phê duyệt và muốn các ngân hàng giảm bớt các trường hợp phải xin bảo lãnh của Chính phủ.
 
Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.