"Gã khổng lồ" dầu khí BP nguy cơ bị thâu tóm

Gây nên thảm họa“thủy triều đen” tồi tệ nhất lịch sử Mỹ, tập đoàn dầu khí BP đang điêuđứngkhi những thất bại liên tiếp trong nỗ lực chặn dầu tràn đang đẩy “gãkhổnglồ” này vào vòng lao lý và thậm chí có nguy cơ bị thâu tóm.

Gây nên thảm họa“thủy triều đen” tồi tệ nhất lịch sử Mỹ, tập đoàn dầu khí BP đang điêu đứngkhi những thất bại liên tiếp trong nỗ lực chặn dầu tràn đang đẩy “gã khổnglồ” này vào vòng lao lý và thậm chí có nguy cơ bị thâu tóm.

>>

Thất bại nối tiếp thất bại

Từ khi xảy ra thảm họa nổ giàn khoan Deepwater Horizonxảy ra hôm 20/4, BP đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn dầu tràn như hútdầu loang trên biển, “bịt miệng giếng”…nhưng đều không thành công. Đối vớichiến dịch “bịt miệng giếng” với tràn đầy hy vọng của chính quyền Mỹ và BP,một chuyên gia kỹ thuật cho hay, BP buộc phải “bó tay” vì áp lực của khí vàdầu từ giếng quá mạnh nên không thể bơm bùn lấp giếng được.

Ông cho biếtthêm, các kỹ sư chưa hiểu hoàn toàn về cơ chế vận hành của ống khoan và hệthống chống phun trào nên công việc càng khó khăn hơn. Sau ba ngày nỗ lựcbơm tới 30.000 thùng bùn vào giếng nhưng các kỹ sư vẫn không chặn được dòngdầu tràn ra.

“Phần lớn những gì chúng tôi bơm vào đều bị đẩy ra. Cáckỹ sư tỏ rõ sự thất vọng còn cấp quản lý thì tức giận”, kỹ sư giấu tên nàychia sẻ.

Sau đó, một nắp bịt bê tông nặng 120 tấn được sử dụng nhưng thất bại vì khígas vẫn thoát ra và làm đông cứng ống dẫn. Ý định sử dụng ống hút để vét dầutràn ra cũng không thành vì chỉ hút được một phần nhỏ lượng dầu tràn.

Không nản chí, giới chức BP tiếp tục thử sức với một kếhoạch mạo hiểm mới. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu thực hiện, chiến dịchmới đã gặp sự cố. Ngày 3/6, khi một robot đang cắt đoạn đường ống dẫn dầu bịrò rỉ thì chiếc cưa bịt kim cương bị gãy và mắc kẹt. Phải mất một thời giancác chuyên gia BP mới lấy được chiếc cưa gãy ra và quyết định chuyển sangphương án khác.

"Gã khổng lồ" dầu khí BP nguy cơ bị thâu tóm

Các nỗ lực chặn dầu tràn của BP liên tiếp thất bại

Phát biểu với báo giới, đại diện BP cho biết sẽ khôngdùng cưa mà sử dụng cánh tay robot khổng lồ để cắt đoạn đường ống rò rỉ nằmsâu hơn 1.500 m dưới biển. BP quyết định tiếp tục kế hoạch mạo hiểm này vìcơ hội thành công của nó vẫn cao hơn so với các biện pháp đã thực hiện.

Khi công đoạn cắt đường ống rò rỉ hoàn tất, BP sẽ gắn mộtnắp đậy hình phễu có thể chứa và dẫn dầu vào chỗ vừa cắt, sau đó chuyển dầurò rỉ lên một tàu ở phía trên.

Biện pháp mới này được đánh giá cũng có độ rủi ro cao.Khi ống dẫn dầu vừa được cắt, lượng dầu đổ ra biển còn có thể tăng 20% vàtình trạng này có thể kéo dài 4 - 7 ngày trong khi nắp chặn dầu đang đượcvít chặt.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, đây là biện pháp khả thinhất trong khi chờ đợi hai giếng khoan thay thế (để chứa dầu và giảm áp suấtcho giếng bị rò rỉ) được khoan xong vào tháng 8 tới. Giếng khoán thay thếnày được đào xiên chéo với giếng đang tràn hiện tại và từ đó, BP có thể bơmbùn và bê tông nhằm chặn lại dòng dầu tràn.

Trước những thất bại liên tục của BP trong khi mỗi ngàylại có thêm hàng chục km bờ biển bị ô nhiễm, sự tức giận của người dân vùngven biển bang miền Nam nước Mỹ ngày càng tăng. Từ những cách thức uyên báccho tới dân dã, từ nhẹ nhàng cho tới lộ liễu, người dân Mỹ đang thể hiện sựtức giận và thậm chí khinh miệt đối với hành vi làm ảnh hưởng môi trường củađại gia dầu mỏ BP qua sự việc tràn dầu ở vịnh Mexico hiện nay.

Ước tính,thảm họa này gây thiệt hại cho BP khoảng 1 tỷ USD. Ngoài ra, số tiền bồithường ước tính cho việc môi trường bị hủy hoại trầm trọng tại vịnh Mexicođang tăng vùn vụt, nhất là khi dầu tiếp tục tràn ra mỗi giờ.

Chính phủ Mỹ ước tính có từ 12.000 đến 19.000 thùng dầutràn ra vịnh mỗi ngày, so với ước tính ban đầu của BP là 5.000 thùng. Vớimức tràn này, sự cố tại vịnh Mexico nghiêm trọng hơn vụ tràn dầu năm 1989tại vùng biển thuộc bang Alaska, Mỹ.

Các chuyên gia lo ngại rằng, việc tồntại trong nước sẽ khiến các phân tử hóa học của dầu có thể bị hòa lẫn vớicác thực vật biển cũng như các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng tớinguồn thức ăn cho các loài sinh vật biển khác. Bên cạnh đó, lượng dầu loangcũng có thể gây ra các tác động xấu tới nguồn nước, làm hủy hoại môi trườngoxy của dải san hô ngầm ngoài vịnh Mexico.

Tương lai phải “bán mình”

Từ ngày 20/4 cho tới nay, giá cổ phiếu BP  giảm 34%, quétđi hơn 40 tỷ bảng Anh (khoảng 58 tỷ USD) giá trị của công ty này. Và nókhiến hãng dầu lừng danh thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc đấu tranhđể giữ được tính độc lập như hiện nay.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, giá cổ phiếu hiện giờ đủ rẻ vàcó thể tạo nên một sức hút muốn thâu tóm. “Giá trị thị trường của BP trênthực tế bị ăn mòn quá, do vậy đó có thể là mục tiêu của một ý đồ thâu tóm”,Dirk Hoozemans, nhà đầu tư tại Robeco Group Rotterdam nhận định. Nhà phântích của ngân hàng Na Uy, ông Guzman Halle trong một báo cáo cũng cho rằng:“Khả năng BP bị mua lại là 10% - 20%. Người thu mua tiềm năng duy nhất chínhlà tập đoàn dầu khí Shell của Hà Lan”.

"Gã khổng lồ" dầu khí BP nguy cơ bị thâu tóm

Tương lai đen tối đang chờ đón BP

Bên cạnh đó, theo giới phân tích, BP còn có thể bị buộcphải bán một số tài sản có giá trị nhất, bao gồm cổ phần của mỏ dầu lớn nhấttại Mỹ nhằm huy động vốn dùng để thanh toán chi phí ngăn chặn rỏ rỉ và cáckhoản tiền phạt.

Ông Douglas Ober, giám đốc điều hành của Quỹ dầu mỏ Anhnhận định, 26% quyền cổ phần của BP tại mỏ dầu trên vịnh Prudhoe, Alaska vàmột số tài sản khác có thể thu hút sự quan tâm của các nhà thu mua như tậpđoàn dầu mỏ khí đốt Trung Quốc CNPC, các công ty dầu mỏ phương Tây và tổngcông ty Hess.

Trong khi đó, theo báo cáo của Credit Suisse, chi phí xửlý tràn dầu của BP có lên tới 15 tỷ - 23 tỷ USD, thêm vào đó là phí bồithường 14 tỷ USD, nguy cơ lợi tức cổ phần của BP sụt giảm cũng đang gia tăng.

“Vận đen” chưa dừng lại ở đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ EricHolder hôm 1/6 thông báo , Chính phủ liên bang mở cuộc điều tra dân sự vàhình sự về vụ tràn dầu trên vịnh Mexico. Ông Holder khẳng định, các cơ quanchức năng Mỹ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình và sẽ áp dụng các biệnpháp mạnh nếu phát hiện bất kỳ hành động nào vi phạm pháp luật, song ôngkhông tiết lộ chi tiết về các cáo buộc cũng như đối tượng của cuộc điều tra.

Một số nhà phân tích thậm chí còn ước đoán tổng chi phí mà BP phải đối mặttrong vụ điều tra hình sự và các vụ kiện dân sự sau đợt này có thể lên tới40 tỷ USD - một con số gần tương ứng với sự sụt giảm 50 tỷ USD giá trị thịtrường cổ phiếu BP thời gian qua.

Mới đây nhất, các hãng xếp hạng tín dụng chủ chốt thếgiới tiếp tục giáng thêm một đòn vào "người khổng lồ" này khi quyết định hạthấp hạng tín dụng của BP. Theo đó, Fitch Ratings đánh tụt hạng tín dụng củaBP từ AA+ xuống AA và đưa BP vào diện theo dõi có vấn đề do những nguy cơnảy sinh từ sự cố tràn dầu.

Trong báo cáo của mình, Fitch đã nhấn mạnh đến những rủiro đối với cả hoạt động tài chính và kinh doanh của BP tiếp tục gia tăng sauvụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon ở vịnh Mexico hôm 20/4.

Như vậy, dù phải đổ bao nhiêu công sức và tiền của, BPcũng phải nỗ lực hết sức để bịt giếng dầu, nếu không một kết cục bị thâu tómsẽ nhanh chóng đến với tập đoàn dầu khí này.

Theo Bích Diệp
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.