Lỗ sau 12 năm kinh doanh, vì sao Metro có giá 900 triệu USD?

Liệu Metro có ra đi tay không sau 12 năm kinh doanh ở Việt Nam với con số doanh thu liên tục thua lỗ và sang tay cho ông chủ người Thái?

Liệu Metro có ra đi tay không sau 12 năm kinh doanh ở Việt Nam với con số doanh thu liên tục thua lỗ và sang tay cho ông chủ người Thái?

12 năm đầy nghi vấn

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Metro đã hoạt động ở Việt Nam hơn chục năm nay mà năm nào cũng báo lỗ, thì đây là một dấu hiệu không bình thường và khó hiểu. Một điểm rất nhiều người quan tâm: tại sao thua lỗ liên tục và kéo dài triền miên như vậy mà tập đoàn Metro lại không có biến chuyển gì trong quản lý kinh doanh?

11/12 năm hoạt động ở Việt Nam, Metro Cash & Carry liên tục báo lỗ với lũy kế âm tới gần 600 tỷ đồng. Đại gia phân phối của Đức này lập kỷ lục là một trong số những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thua lỗ lớn và dài nhất tại Việt Nam.

Metro liên tục thua lỗ khi kinh doanh tại VN.
Metro liên tục thua lỗ khi kinh doanh tại VN.

Cục Thuế TP.HCM đã đưa ra những con số thống kê về doanh thu, thu nhập của Metro. Dù doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng kết quả kinh doanh của công ty này lỗ triền miên. Cụ thể doanh thu năm 2007, 2008 của Metro lần lượt là hơn 6.607 tỷ đồng và 8.175 tỷ đồng, nhưng các khoản lỗ lần lượt là 157 tỷ đồng và 190 tỷ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỷ đồng, số lỗ cũng cao ngất ngưởng 160 tỷ đồng. Năm 2010 Metro có lãi nhưng đến năm 2011, công ty này lại về xu hướng quen thuộc khi khai lỗ 89 tỷ đồng.

Do nhiều năm thua lỗ, đến năm 2012, Metro đã lỗ lũy kế 598 tỷ đồng. Sau khi chuyển lỗ qua các năm thì đến năm 2012 công ty này còn lỗ 254 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD. Vì vậy, trong suốt thời gian hoạt động, Metro chưa nộp bất cứ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Lý giải nguyên nhân khiến doanh nghiệp này thua lỗ kéo dài, đại diện của Metro đã cho rằng do phải tập trung mở rộng đầu tư.

Cụ thể là, Metro phải bỏ ra chi phí khá lớn như đầu tư cho trang thiết bị, tiền thuê đất, đền bù, giải tỏa, quản lý… mới có thể xây dựng được một trung tâm bán sỉ, con số đó tương đương với khoảng 300 - 400 tỷ đồng. Mặt khác cũng cần đặt vấn đề, tại sao thua lỗ kéo dài mà Metro vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới ra gấp hơn 2 lần dự kiến? Dù thua lỗ, Metro vẫn không ngừng mở rộng thị trường. Thay vì mở 6 trung tâm như kế hoạch trước khi vào Việt Nam, số siêu thị của Metro đã lên tới 19, cùng gần 4.000 lao động.

Khi khai trương một trung tâm tại Hà Nội cách đây hơn một năm, đại diện Metro cho hay, trong vòng 3-5 năm tới, sẽ phấn đấu để có từ 30-35 trung tâm tại đây. Vị này cũng nhận định lạc quan về thị trường Việt Nam nên vẫn muốn tiếp tục đầu tư.

Âm thầm ôm tiền tỷ ra đi

Đã có không ít chia sẻ về sự thật thất bại khó tránh của Metro khi chưa tiếp cận đúng văn hóa tiêu dùng của người Việt. Doanh số của Metro Việt Nam không ấn tượng, thấp hơn 1,25 lần so với mức bình quân của Metro. Theo các chuyên gia, thị trường Việt Nam là một trong những thị trường kém phát triển nhất của Metro.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Metro không thất bại bởi họ đã gặt hái được nhiều thứ khác. Đại gia bán sỉ hàng đầu trên thế giới này rời Việt Nam với gần 900 triệu USD (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng) sau khi bán đứt chuỗi 19 đại siêu thị của mình cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan.

Metro Việt Nam chính thức được mua lại với giá 879 triệu USD.
Metro Việt Nam chính thức được mua lại với giá 879 triệu USD.

Xét ở góc độ nào đó, Metro đã thua trên mặt trận phân phối hàng hóa ở Việt Nam, thua một số đại gia bán lẻ ngoại khác và chính thức từ bỏ thị trường 90 triệu dân đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhìn vào “núi tiền” mà Metro mang về thì có lẽ, doanh nghiệp gốc Âu này đã thắng lợi. Tỷ phú Thái chi một số tiền lớn như vậy để mua lại thì chứng tỏ tiềm năng của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là nhìn vào con số lợi nhuận.

Việc Metro “dứt áo ra đi” cùng với món tiền to, trong khi chưa thực hiện hết nghĩa vụ đóng thuế cho Việt Nam, cũng là điểm nhiều nghi vấn đang bị soi xét.

Vào Việt Nam với một khoản đầu tư vài chục triệu USD và hạn chế đầu tư số lượng ít các cơ sở bán lẻ. Nhưng rồi Metro đã bành trướng lến đến 19 trung tâm phân phối dù liên tục thua lỗ và gần như không có đóng góp nào đáng kể cho nguồn thu ngân sách.

Và cuối cùng, Metro bán mình để thu về khoản tiền khổng lồ gần 900 triệu USD để thực hiện những toan tính mới. Đến lúc này, rất nhiều người mới ngã ngửa với ông lớn này và giật mình nhìn lại, không ít đại gia ngoại đang liên tục thua lỗ nhưng không ngừng bánh trường trên đất Việt Nam.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.