Lương lao động nước ngoài gấp 4 lần Việt Nam

Lương trung bình của lao động trong nước chỉ dao động 3,4-4,8 triệu đồng, trong khi con số này với lao động người nước ngoài tại Việt Nam hơn 16,6 triệu đồng một tháng.

Lương trung bình của lao động trong nước chỉ dao động 3,4-4,8 triệu đồng, trong khi con số này với lao động người nước ngoài tại Việt Nam hơn 16,6 triệu đồng một tháng.

Theo bảng tổng hợp tình hình lao động tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khảo sát tại 10 địa phương, số lao động tại doanh nghiệp là 74.925 người. Trong đó, lao động trong nước 74.626 người và lao động người nước ngoài là 299 người.

Báo cáo cho thấy, phần lớn người nước ngoài lao động tại doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc vị trí chuyên gia và lãnh đạo. Trong khi người Việt chủ yếu là lao động sản xuất trực tiếp và gián tiếp, quản lý tổ và phân xưởng. Theo báo cáo trên, lương cơ bản trung bình của lao động trong nước chỉ dao động 3,4-4,8 triệu đồng, trong khi người nước ngoài gấp hơn 4 lần, là hơn 16,6 triệu đồng một tháng. 

Trong các doanh nghiệp khảo sát tại 10 địa phương trong nước, số lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là 70.529 người, lao động thuê trọ là 21.036 người.

Lương lao động nước ngoài tại Việt Nam trung bình trên 16,6 triệu đồng một tháng, gấp nhiều lần so với lao động trong nước. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.
Lương lao động nước ngoài tại Việt Nam trung bình trên 16,6 triệu đồng một tháng, gấp nhiều lần so với lao động trong nước. Ảnh minh hoạ. 

Kết quả khảo sát về mức sống tối thiểu hàng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2015, cho thấy, mức chi tiêu trung bình của người lao động (có nuôi con tại các ngành nghề, lĩnh vực khảo sát) là 4.247.000 đồng một tháng, tăng 3,6% so với năm 2014.

Trong đó, vùng I là 4.910.000 đồng, vùng II là 4.290.000 đồng, vùng III là 3.950.000 đồng, vùng IV là 3.510.000 đồng.

Người lao động tại các vùng I, II, nơi có khu công nghiệp tập trung, phải thuê nhà mỗi tháng với giá rẻ nhất từ 700.000 đồng cho 3 người ở, tiền điện trung bình 50.000 đồng một người (15kW), nước 100.000 đồng một người (8 m3), mừng đám cưới thấp nhất 200.000 đồng một lần (chỉ dám gửi mừng), thăm ốm 100.000 đồng một lần, gửi con nhà trẻ 1,5 triệu đồng một tháng. Giá cả các dịch vụ và đồ dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm tại đây đều tăng hơn khu vực lân cận 7-10%.

So sánh giữa thu nhập và chi tiêu, người lao động cho biết, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn. Có 19,9% người lao động được hỏi trả lời thu nhập không đủ sống; 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm; 40,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ có 8% cho biết có dư và có tích luỹ.

Khảo sát cũng cho thấy, có 62,2% người lao động trả lời không có tiết kiệm và 37,8% có tiền tiết kiệm, nhưng số tiền không cao. Cụ thể, mức tiết kiệm hàng tháng của người lao động dưới 500.000 đồng là 10,7%;  khoảng 500.000-1.000.000 đồng là 10,2%. Mức 1.000.000-2.000.000 đồng là 7,4%; 2.000.000-3.000.000 là 4,2% và trên 3 triệu đồng một tháng là 4,9%.

Có 78,8% người lao động cho biết, sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, 12,5% chỉ làm việc tạm thời và sẽ kiếm công việc khác; 5% cho biết, tích luỹ tiền làm vốn rồi về quê sinh sống và 3,7% chưa có dự định nào. Điều mà người lao động quan tâm trước mắt là “có việc làm, tiền lương ổn định, đủ sống” và “được cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần”.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.