Nghi án trốn thuế nửa tỷ đô khi xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc

Chênh lệch khá lớn về thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vài năm trở lại đây.

Chênh lệch khá lớn về thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vài năm trở lại đây. Số liệu từ Hải quan cho thấy, con số chênh lệch sau đó còn tăng vọt, khoảng 3,2 lần.

Nhiều chuyên gia trong ngành lo ngại các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang kê khai giá xuất khẩu thấp hơn giá nguyên liệu nhằm trốn/giảm thuế.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang nước này hơn 835 triệu USD, nhưng số liệu từ Hải quan Việt Nam chỉ là hơn 710 triệu USD, chênh 125 triệu USD. So với năm 2012, con số chênh lệch năm 2013 cao hơn gấp 1,5 lần (từ 125 triệu USD lên 184 triệu USD).

Đặc biệt, con số chênh lệch sau đó còn tăng vọt, khoảng 3,2 lần, ở mức 184 triệu USD (2013) lên gần 600 triệu USD năm 2014.

Xuất khẩu gỗ, Trung Quốc, hải quan, trốn thuế, doanh nghiệp, giảm thuế, chênh lệch số liệu, tỉ giá, xuất-khẩu-gỗ, Trung-Quốc, hải-quan, trốn-thuế, doanh-nghiệp, giảm-thuế, chênh-lệch-số-liệu, tỉ-giá

Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu gỗ lớn của ngành gỗ Việt Nam

So sánh về khối lượng xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ giữa hai quốc gia, phân tích dữ liệu từ 2 nguồn cũng chỉ ra những khác biệt rất rất lớn. Tính riêng trong năm 2014, áp dụng cùng tỉ lệ quy đổi từ các loại sản phẩm gỗ xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia ra đơn vị m3 gỗ quy tròn cho thấy, con số khoảng 8,4 triệu m3 quy tròn các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc được thống kê bởi Tổng cục Hải Quan Việt Nam thấp hơn khoảng gần 1,7 triệu m3 quy tròn so với con số của Hải quan Trung Quốc (10 triệu m3).

Liên quan vấn đề này, ông Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trend) cho biết, chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu do các nguyên nhân như khác biệt tỉ giá, khác biệt về cách tính toán trong cơ cấu giá trị. Liên quan tới khác biệt về lượng xuất nhập khẩu, một trong những nguyên nhân được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là Trung Quốc không tính giá trị xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.

Ngoài ra, đó là khác biệt là tình trạng buôn lậu một số mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia, với số liệu Hải quan Việt Nam không bao gồm con số về lượng xuất lậu từ Việt Nam, trong khi đó Hải quan Trung Quốc kiểm soát được tình trạng này.

“Dựa trên nguồn số liệu Hải quan Việt Nam, khi phân tích quy mô và động thái một số mặt hàng gỗ chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, đã cho thấy rằng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy một số doanh nghiệp tham gia thương mại các mặt hàng gỗ với Trung Quốc kê khai giá xuất khẩu thấp hơn giá nguyên liệu đầu vào nhằm trốn/giảm thuế”, ông Phúc nói.

Theo ông Phúc, gian lận thương mại bao gồm cả trốn thuế là một trong nguyên nhân dẫn tới những khác biệt lớn giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ thông tin để có thể đánh giá về vai trò của gian lận thương mại trong cơ cấu chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.