Nghịch lý: Khó khăn vẫn thừa cả ngàn tỷ

Ngân hàng ế vốn hàng trăm ngàn tỷ, chứng khoán đọng hàng chục ngàn tỷ trên các tài khoản, nhiều DN ôm ngàn tỷ tiền mặt, nhà đầu tư đóng bằng tiền vốn…

Ngân hàng ế vốn hàng trăm ngàn tỷ, chứng khoán đọng hàng chục ngàn tỷ trên các tài khoản, nhiều DN ôm ngàn tỷ tiền mặt, nhà đầu tư đóng bằng tiền vốn… Trong khi đó nền kinh tế và đa số doanh nghiệp (DN) vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn.

Bấm bụng giữ tiền

Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2013 với nguồn thu từ hoạt động tài chính tăng vọt, trong đó lãi tiền gửi tăng khoảng 9 lần so với cùng kỳ. Dư tiền và tương đương tiền cuối quý I tăng 25% so với cùng kỳ lên gần 250 tỷ đồng.

So với lượng tiền mặt hàng nghìn tỷ của nhiều doanh nghiệp đại gia, con số nói trên của TAC không phải lớn nhưng lại rất khủng nhưng lại cho thấy một thực tế DN đang bí đầu ra, chua nhìn thấy cơ hội mở rộng kinh doanh. Báo cáo quý I cho thấy, doanh thu thuần của TAC giảm xuống mức thấp nhất trong 13 quý vừa qua. Kế hoạch doanh thu cho 2013 cũng được đặt ra thấp hơn so với thực hiện trong 2012.

Không đầu tư dàn trải, giữ tiền để đảm bảo an toàn là một lựa chọn không tồi trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều giông bão nhưng nó cũng cho thấy một thực tại là nhiều DN đang dư thừa một nguồn tiền không nhỏ mà không biết dùng vào việc gì.

thừa tiền, tín dụng, cầu nội địa, kinh tế, đình đốn, đình trệ, suy giảm

Một trường hợp có dư tiền khủng là Nhựa Bình Minh (BMP). Doanh nghiệp này có dư tiền đạt hơn 400 tỷ đồng trong quý I vừa qua, cao hơn vốn điều lệ. BMP có doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh gấp 8 lần so cùng kỳ, với phần chính là từ lãi tiền gửi ngân hàng và cho vay.

Rất nhiều đơn vị cũng chứng kiến hiện tượng dư thừa tiền mặt như VNM, GAS, NBB, DPR, QTC…

Trong trường hợp của TAC, BMP, hai hai DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, được đánh giá sống khỏe trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, ngay cả những DN có thế mạnh như vậy cũng đang gặp trục trặc về vấn đề đầu tư mở rộng sản xuất.

Ở những lĩnh vực khác, tình trạng thừa tiền đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Trong 4 tháng đầu năm, ngành ngân hàng chứng kiến tín dụng tăng trưởng trở lại với +1,4% nhưng vẫn thấp hơn tăng trưởng huy động vốn (+5,34%) rất nhiều. Theo đó, đang có hàng trăm ngàn tỷ mà chưa biết tiêu vốn vào đâu.

Để giải quyết việc thừa vốn, các ngân hàng đã đổ hơn 60 ngàn tỷ để mua trái phiếu với lãi suất thấp. Mới đây, các NH đã buộc phải hạ lãi suất huy động và cho vay để đẩy vốn ra và tránh thua lỗ.

Trong khi đó, ở lĩnh vực chứng khoán, số tiền các CTCK đang dư thừa rất lớn, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng và đa phần cũng đang gửi ngân hàng cho dù lãi suất huy động gần đây giảm mạnh và có thể còn giảm tiếp. Thống kê cho thấy tổng lượng tiền và tương đương tiền của nhóm 95 CTCK đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2013 đạt 20.257 tỷ đồng, chưa bao gồm khoản tiền gửi của các CTCK dưới dạng “đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong đó có khoảng 16.600 tỷ gửi ngân hàng.

Nhiều CTCK huy động được một nguồn tiền rất lớn, lên tới hàng nghìn tỷ trong vài năm trước đây nhưng thực sự đang không biết làm gì để đống tiền mặt khổng lồ này sinh lời, ngoài việc gửi vào ngân hàng, như: KLS có 1.800 tỷ gửi ngân hàng, SSI có 2.700 tỷ, VPBS lad 1.300 tỷ…

Với người dân, nhiều người có tiền giờ đây cũng không biết làm gì, mua vàng sợ giảm; đầu tư chứng khoán lo kém thanh khoản, sợ dính cổ lởm; đầu tư vào BĐS không biết bao giờ thị trường hồi phục. Hầu hết vẫn chấp nhận gửi vào ngân hàng để bảo toàn vốn và nhận lãi suất đang giảm dần.

Tiền đọng, kinh tế đình trệ

Nghịch lý nền kinh tế vừa thừa vừa thiếu tiền đang hiện ra rất rõ nét. Trên thực tế, hiện tượng dư thừa tiền mặt đã có từ lâu, các DN này cói đó là của để dành và chờ đợi cơ hội để đầu tư. Tuy nhiên, gần đây xu hướng tích tiền trở nên phổ biến hơn và tỷ lệ tiền và tương đương tiền/vốn ngày càng cao hơn. Nó phản ánh một thực trạng, nhiều DN chưa có cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí đang co gọn để đảm bảo an toàn trong khó khăn.

Bên cạnh đó, nhiều DN trước đây huy động tiền ồ ạt để đầu tư tài chính nhưng trong bối cảnh hiện nay các kênh đầu tư đều đang kém hấp dẫn. Các đơn vị này thực sự đang lung túng với đồng tiền mình đang có mà không biết làm như thế nào để nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Không chỉ các tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân hoặc/và người dân cũng đang duy trì một lượng tiền mặt không nhỏ ở ngân hàng hoặc CTCK. Con số hơn 7.000 tỷ đồng “để không” ở các CTCK tính tới cuối quý I/2013 cho thấy nhiều người đang rất phân vân không dám đầu tư vào kênh chứng khoán, nhưng cũng không rút ra gửi vào ngân hàng do lãi suất đang thấp dần.

thừa tiền, tín dụng, cầu nội địa, kinh tế, đình đốn, đình trệ, suy giảm

Trường hợp dư thừa tiền mặt của các DN, hiện tượng đọng vốn ở hàng loạt các CTCK, ngân hàng đang phản ánh một thực tế đáng ngại là: nền kinh tế đang thiếu vắng các cơ hội sinh lời tốt. Dòng tiền đang ngập ngừng chờ đợi một kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng dường như đều không vững chắc do kinh tế đình trệ, cầu nội địa ở mức thấp. Các cảnh báo gần đây cho thấy, nền kinh tế đã thực sự rơi vào tình trạng đình trệ.

Trước thực tế này, nhiều chuyên gia cũng như các nhà quản lý cấp cao gần đây cho rằng, tình hình kinh tế khá nguy cấp, cần có giải pháp để tránh tình trạng kinh tế suy giảm hơn nữa.

Hiện tượng sức cầu nội địa suy giảm có thể là dấu hiệu cho thấy thu nhập của đại đa số người dân hoặc/và niềm tin suy giảm. Việc kích cầu có lẽ cần tập trung vào đúng đối tượng và phải quán triệt thực hiện.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.