- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ đại gia vàng bạc Cao Ngọc Dung thu bộn tiền
Thông tin từ Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực (EVN Finance) cho biết, doanh nghiệp này vừa trở thành cổ đông lớn tại CTCP Seoul Metal Việt Nam
Cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài, cổ phiếu Cty Cổ Phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung, cổ phiếu Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long, cổ phiếu Vingroup (VIC) của ông Phạm Nhật Vượng… đều ghi nhận mức giá cao kỷ lục mọi thời đại.
Như vậy, EVN Finance trở thành cổ đông thứ 2 sau SCIC Investments trở thành cổ đông lớn của công ty chuyên cung cấp ốc vít cho Samsung Việt Nam. Trước đó, SCIC Investments đã mua cổ phần của SMV trong đợt phát hành riêng lẻ tăng vốn vào tháng 11/2016.
Seoul Metal Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư thuộc Tập đoàn Seoul Metal Tech (Hàn Quốc), chuyên sản xuất đinh, ốc vít dùng cho điện thoại di động, máy in, sản phẩm gia dụng, ôtô và xe máy. Doanh nghiệp này đang cung cấp khoảng 70% ốc vít cho Samsung Việt Nam.
SMV được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 145 tỷ đồng, ứng với 14,5 triệu cổ phiếu. Cơ cấu cổ đông hiện gồm: Seoul Metal (H.K) sở hữu 30,98%, Global SM Tech Ltd nắm 14,41%, EVNFC nắm 6,37% và SCIC Investment nắm 10,65% vốn.
Hồi tháng 9, SMV đã nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng và được Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam công nhận là công ty đại chúng. Doanh nghiệp này đang chuẩn bị nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), dự kiến sẽ được chính thức niêm yết trong năm 2017.
Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm. |
Hiện tại, rất nhiều các tập đoàn nước ngoài đang đổ vốn vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức. Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng vọt trong thời gian qua, với khoảng 12,5 tỷ USD được giải ngân trong gần 9 tháng, tăng hơn 13% so với cùng kỳ 2016. Riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo các NĐT nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam hơn 183 tỷ USD.
Gần đây, các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán và kết hợp 2 hình thức này. Các doanh nghiệp FDI cũng đã và đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tổng giá trị vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 27,3 tỷ USD, trong tổng vốn hóa khoảng 120 tỷ USD.
Gần đây một số tập đoàn nước ngoài cũng đầu tư vào các CTCK trong nước. Chứng khoán KB Hàn Quốc (KB Sec) đã chi hàng chục triệu USD thâu tóm thành công CTCK Maritime - MSI, nắm giữ hơn 99% để “tạo nhịp cầu kết nối các nhà đầu tư Hàn Quốc tới với thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Hàng loạt các đại gia Việt đã nhận thấy tiềm năng của thị trường trong nước và đang đẩy mạnh
đổ tiền tỷ vào các doanh nghiệp hoạt động ngay tại Việt Nam để khai thác thị trường nội địa vốn đang được xâu xé bởi các tập đoàn lớn nước ngoài.
Giá cổ phiếu của một loạt các doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam tăng rất mạnh và liên tiếp lập kỷ lục cao mọi thời đại mới.
Tính tới phiên 10/10, cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài, cổ phiếu Cty Cổ Phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung, cổ phiếu Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long, cổ phiếu Vingroup (VIC) của ông Phạm Nhật Vượng… đều ghi nhận mức giá cao kỷ lục mọi thời đại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các đại gia Việt này đang giàu chưa từng có.
Tính tới cuối phiên giao dịch ngày 10/10, cổ phiếu Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung tăng lên mức 113.500 đồng/cp. Đây là mức giá cao chưa từng có trong lịch sử niêm yết từ tháng 3/2009 của cổ phiếu này.
Bà Cao Thị Ngọc Dung hiện là chủ tịch PNJ. Bà Dung là vợ ông Trần Phương Bình - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Đông Á. Bà Dung hiện là cổ đông lớn nhất tại PNJ với gần 10 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 1,1 ngàn tỷ đồng.
Rất nhiều các đại gia Việt đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ một thị trường gần 100 triệu dân, có tiềm năng phát triển rất mạnh. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang đổ tiền vào các doanh nghiệp nội có cơ bản tốt và triển vọng sáng sủa.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index chính thức vượt qua ngưỡng 810 điểm. Thanh khoản ở mức thấp do thị trường đã tăng nhiều trong hơn 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, các cổ phiếu trụ cột và cổ phiếu cơ bản, với kỳ vọng vào kết quả kinh doanh quý 3 tốt vẫn đang nâng đỡ thị trường.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hưởng lợi từ tín dụng tăng cao tiếp tục tăng giá với các gương mặt nổi bật như Vietcombank (VCB), Quân Đội (MBB), VPBank (VPB)…
Nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng, xây dựng và bất động sản cũng khởi sắc nhờ kỳ vọng kết quả quý 3 sắp công bố. SDI, SJS, NTL, DXG, DIG, SCR, LDG… đều tăng khá mạnh.
Về tổng thể, thị trường chứng khoán được đánh giá có triển vọng dài hạn vẫn khá tích cực. Quy mô và chất lượng sẽ còn tăng mạnh và đây là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Sự trở lại của nhóm ngân hàng là tín hiệu tích cực đối với thị trường. Bên cạnh đó, mùa công bố kết quả quý 3 sẽ là động lực tốt. Tuy nhiên, thanh khoản thấp vẫn là vấn đề đáng lưu tâm trong ngắn hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/10, VN-index tăng 1,69 điểm lên 810,65 điểm; HNX-Index giảm 0,18 điểm xuống 108,57 điểm. Upcom-Index giảm 0,04 điểm xuống 54,10 điểm. Thanh khoản đạt 190 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt khoảng 3,9 ngàn tỷ đồng, thấp hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.
Theo VietNamNet
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.