Nữ đại gia Việt chơi trội 'cho không' trăm tỷ đồng?

Tuyên bố xóa nợ trăm tỷ đồng cho công ty của mình, tuy nhiên, công ty cổ phần Thuận Thảo vẫn không thoát được cảnh chìm sâu trong nợ nần

Tuyên bố xóa nợ trăm tỷ đồng cho công ty của mình, tuy nhiên, công ty cổ phần Thuận Thảo vẫn không thoát được cảnh chìm sâu trong nợ nần, và kiểm toán độc lập thì chỉ ra 1 sự thật khác đằng sau tuyên bố sốc này.

Xóa nợ trăm tỷ?

Bà Võ Thị Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Thuận Thảo là một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam. Bà được tôn vinh vì nỗ lực vượt qua phận nghèo, xây dựng Thuận Thảo thành công ty ngàn tỷ. Với những thành tích đạt được, bà Thanh được mệnh danh là “Bông hồng vàng”.

Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, điều khiến bà Thanh trở nên nổi tiếng hơn cả chính là hành động hào phóng quá mức. Không dưới 1 lần, bà xóa những món nợ lên tới trăm tỷ đồng cho công ty cổ phần Thuận Thảo.

Cụ thể, trong quý 4/2013, công ty khiến cổ đông ngạc nhiên khi công bố khoản “lợi nhuận khác” cao đột biến tới 45,9 tỷ nhờ ghi nhận khoản thu nhập từ nguồn nợ vay được bà Thanh xóa nợ với số tiền lên tới hơn 80 tỷ đồng. Nhờ mức lợi nhuận bất ngờ đó, thay vì thua lỗ, công ty đã có được khoản lãi 702 triệu đồng trong năm 2013.

Sang quý 4/2014, trong báo cáo tự lập do công ty công ty, bà Thanh một lần nữa xóa nợ cho công ty. Lần này, tổng số nợ Thuận Thảo được xóa lên tới 24,66 tỷ đồng. Nghiệp vụ xóa nợ này giúp Thuận Thảo lãi 642 triệu đồng.

Nữ đại gia, Võ Thị thanh, bông hồng vàng, công ty Thuận Thảo, nữ-đại-gia, Võ-Thị-Thanh, bông-hồng-vàng, công-ty-Thuận-Thảo

Bà Võ Thị Thanh, Chủ tịch công ty Thuận Thảo

Như vậy, bà Thanh đã xóa nợ cho công ty gần 105 tỷ đồng. Đây là hiện tượng xưa nay hiếm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán 2014 lại không cho thấy điều đó. Các kiểm toán viên đã chỉ ra rằng bà Thanh không hề xóa nợ cho công ty. Thay vào đó báo cáo kiểm toán ghi nhận công ty còn nợ của bà Thanh hơn 12 tỷ đồng tiền mượn và gần 55 tỷ đồng tiền vay.

Chính vì vậy, thay vì khoản lợi nhuận, dù ít ỏi - 642 triệu đồng - như báo cáo công ty tự lập, báo cáo kiểm toán ghi nhận khoản lỗ lên tới gần 187 tỷ đồng.

Đại gia vẫn “chìm xuồng”

Những tuyên bố xóa nợ của bà Thanh cho thấy bà đang rất nỗ lực giúp “đứa con tinh thần” của mình vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ giúp “làm đẹp“ báo cáo tài chính của công ty trong thời gian ngắn. Còn trên thực tế, công ty vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong đó hai khó khăn lớn nhất chính là khoản nợ khổng lồ và tình trạng khó bán hàng.

Hiện tại, công ty Thuận Thảo sở hữu khoản nợ khủng lên tới 764,1 tỷ đồng. Đáng lo ngại ở chỗ, vay và nợ ngắn hạn đạt 410,14 tỷ đồng, nhiều hơn nợ dài hạn. Dù vậy ban tổng giám đốc vẫn đánh giá rủi ro thanh khoản ở mức thấp. Công ty có thể tạo ra đủ nguồn tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đáo hạn.

Thế nhưng, trên thực tế, khoản nợ này vẫn gây áp lực rất lớn lên hoạt động của công ty vì công ty phải trả lãi vay quá nhiều.

Chỉ riêng quý 1/2015, chi phí lãi vay mà công ty phải trả đã lên tới 11,47 tỷ đồng. Lãi vay cao hơn tất cả các chi phí khác của công ty cộng lại. Tình trạng này kéo dài nhiều quý khiến lợi nhuận của công ty teo tóp. Có quý công ty thua lỗ, có quý đạt tăng trưởng dương nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn rất khiêm tốn.

Nợ “ăn mòn” cả lợi nhuận và vốn của Thuận Thảo. Hiện tại, tổng nợ của công ty đang cao gần gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Sau nhiều quý âm vào vốn, tại ngày 31/3/2015, vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn 264,4 tỷ đồng.

Công ty cũng đã xác định được khó khăn mà mình gặp phải. Công ty nhìn nhận tình trạng thua lỗ, các khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, các khoản vay đến hạn trả và lãi vay chưa thanh toán, các khoản thuế và lãi phạt chậm nộp thuế sẽ khiến công ty gặp áp lực về thanh khoản.

Tuy nhiên Ban lãnh đạo công ty sẽ thực hiện với các bên cho vay xin giảm, miễn lãi vay, thực hiện ơ cấu lại nợ vay, lãi vay và làm việc lại với cơ quan thuế để xin giảm miễn cho các khoản thuế nợ, yêu cầu cổ đông lớn và các bên liên quan sẽ hỗ trợ công ty để thanh toán nợ đến hạn.

Ngoài ra, công ty thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, tái cơ cấu lại bộ máy. Ban lãnh đạo công ty tin rằng tình hình rủi ro về thanh khoản sẽ được kiểm soát và cải thiện.

Khó khăn lớn thứ hai của công ty chính là tình trạng bán hàng sụt giảm. Trong quý 1/2015, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ đạt 57,64 tỷ đồng, giảm 10,81 tỷ đồng, tương ứng 15,79% so với cùng kỳ năm 2014.

Nguồn thu của công ty sụt giảm đáng kể khi khu biệt thự cao cấp Resort & Spa không còn đắt khách. Điều đáng nói, trong bối cảnh doanh thu sụt giảm, công ty không những không đẩy mạnh mà còn khiến hoạt động bán hàng đi lùi. Trong quý 1/2015, chi phí bán hàng giảm từ hơn 7 tỷ trong quý 1/2014 xuống còn hơn 4 tỷ đồng.

Những khó khăn kể trên của công ty khiến cổ phiếu GTT bị nhà đầu tư quay lưng. Trong suốt thời gian qua, GTT chỉ giao dịch quanh mức 2.000 đồng/Cp. Chốt phiên 29/6, GTT dừng ở mức 2.300 đồng/CP. Với thị giá thấp như vậy, vốn hóa thị trường của công ty Thuận Thảo giảm 75% và chỉ còn khoảng 100 tỷ đồng.

Theo VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.