Phó TGĐ BigC: Nếu Tràng Tiền Plaza đóng cửa coi như là "chết"

 Ông Nguyễn Thái Dũng cho rằng, việc tạm đóng cửa Tràng Tiền Plaza sẽ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của khách hàng mà đây là điều quan trọng nhất khi kinh doanh hàng hiệu.
 
Thảm cảnh đìu hiu, vắng khách tại Tràng Tiền Plaza theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc (TGĐ) siêu thị BigC Thăng Long không có gì lạ. Tuy nhiên, phương án đóng cửa một thời gian, dừng hoạt động kinh doanh để tránh thua lỗ, theo ông Dũng, là cách không hợp lý.

Ông giải thích: “Có thể nó đúng với lĩnh vực bất động sản, nếu nó là một dự án, tạm ngưng một thời gian thì không vấn đề gì. Nhưng với những địa điểm thực tế, với lĩnh vực kinh doanh thường xuyên, đóng cửa coi như là chết.

Bởi nếu đóng cửa, trong đầu người tiêu dùng sẽ nghĩ Tràng Tiền Plaza đã chết, không biết bao giờ mới mở lại. Kể cả khi họ có nhu cầu hay kể cả khi thị trường ấm lên đi chăng nữa thì Tràng Tiền lại mất một thời gian để làm lại từ đâu, không phải là 1 ngày, 2 ngày, 1 tháng hay 2 tháng mà có thể là 1 năm đến 2 năm, để tăng cường nhận diện cho khách hàng, thông tin tới người dùng rằng: Ở Tràng Tiền Plaza đang bán những sản phẩm nào”.

Việc tạm thời ngưng hoạt động như Grand Plaza, theo ông Dũng không những không giảm bớt được tổn thất nặng nề về mặt tài chính mà còn thiệt hại về mặt uy tín cho thương hiệu hàng đầu trên “lô đất vàng” của Tràng Tiền Plaza.

Theo ông Dũng, Phó TGĐ BigC Thăng Long: Nếu Tràng Tiền Plaza tạm thời đóng cửa như Grand Plaza thì coi như là chết.  
Bởi người tiêu dùng sẽ có những ấn tượng xấu rằng trung tâm này đã từng đóng cửa, kinh doanh không tốt,… Điều này khó lấy được lòng tin nơi khách hàng, kể cả sau này khi đã quay trở lại cũng khó có thể nói là sẽ thành công.

Vì vậy, lối đi duy nhất đúng đắn cho những “chùa bà Đanh” như Tràng Tiên Plaza lúc này, theo ông Dũng, các TTTM vẫn phải cắn răng duy trì hoạt động nếu muốn kinh doanh lâu dài, chờ thị trường ấm lên. Trong ngắn hạn, bằng mọi cách phải tiết kiệm, cắt giảm lỗ, giảm lượng hàng tồn kho, để thuê nhân viên và trả tiền thuê mặt bằng. Đây được coi là giải pháp căn cơ nhất để vượt qua khó khăn trước mắt.

Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường hiện nay, đối với các mặt hàng xa xỉ, đại diện của đại siêu thị BigC cũng nhấn mạnh rằng: Chỉ còn cách giảm giá để kích cầu cũng như triển khai mạnh chính sách marketing hướng vào các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

“Tràng Tiền nên cắn răng chờ đợi cơ hội, chờ đợi thời cơ, chờ đợi nhu cầu thị trường nóng lên để họ có thể kinh doanh tốt” – ông Dũng khuyến cáo.

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới cảnh đìu hiu như chợ chiều của Tràng Tiền Plaza, các TTTM cao cấp và siêu cao cấp khác hiện nay, ông Dũng nhấn mạnh: Các trung tâm này tập trung vào mặt hàng tiêu dùng cao cấp, hàng xa xỉ nên thông thường khi suy thoái kinh tế, nguồn thu giảm, sức mua giảm, những dịch vụ, mặt hàng cao cấp sẽ được người dân đưa đầu tiên vào danh sách cắt giảm chi phí.

Chính vì lẽ đó, những đơn vị cung cấp những sản phẩm cao cấp bị ảnh hưởng trước tiên. Tràng Tiền Plaza đặc biệt hơn vì họ tập trung vào những hàng hiệu, hàng cực kỳ xa xỉ. Những mặt hàng đó, người dân Việt mua rất ít bởi vì những người dùng hàng hiệu thường là người có tiền, mức độ đi nước ngoài nhiều, họ hay mua hàng hiệu đó ở nước ngoài thay vì mua ở Việt Nam. Ở Việt Nam chưa có nhiều hàng và trung tâm mua sắm đủ sức thuyết phục họ.
 
Theo Soha.vn/Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.