Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang ở đâu?

Trên thực tế, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được trích lập từ nhiều năm nay.Trong cơ cấu giá xăng, dầu không có tên khoản "quỹ bình ổn giá" nhưng khi giá xăng, dầu thế giới giảm, thuế nhập khẩu trong nước không tăng, DN kinh doanh xăng, dầu có lãi thì phải trích vào quỹ bình ổn giá một khoản tiền theo quy định của Bộ Tài chính.

Luật gia Vũ Xuân Tiền

Theo Pháp lệnh giá trước đây và Luật Giá mới được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3 vừa qua, xăng, dầu thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá. Trên thực tế, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được trích lập từ nhiều năm nay.
Trong cơ cấu giá xăng, dầu không có tên khoản "quỹ bình ổn giá" nhưng khi giá xăng, dầu thế giới giảm, thuế nhập khẩu trong nước không tăng, DN kinh doanh xăng, dầu có lãi thì phải trích vào quỹ bình ổn giá một khoản tiền theo quy định của Bộ Tài chính.

Như vậy, về bản chất, quỹ bình ổn giá xăng, dầu là khoản tiền tính vào giá bán xăng, dầu và người tiêu dùng phải chịu, hay nói cách khác, người tiêu dùng phải ứng trước một khoản tiền để các DN đầu mối nhập khẩu xăng, dầu lập quỹ.

Mục đích của việc lập quỹ bình ổn giá xăng, dầu (và tương tự là với các sản phẩm khác) là để bù lỗ cho DN kinh doanh xăng, dầu khi giá nhập khẩu tăng nhưng giá bán lẻ trong nước chưa tăng. Bởi, xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu. Việc tăng giá bán lẻ xăng, dầu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và đời sống của nhân dân. Xét theo ý nghĩa đó, việc lập quỹ bình ổn giá xăng, dầu là cần thiết và hợp lý.

Song, thực tế những năm vừa qua, việc trích lập, quản lý, sử dụng và tác dụng điều tiết thị trường của quỹ bình ổn giá xăng, dầu như thế nào thì không ai biết. Khi thảo luận về dự thảo Luật Giá trong một hội thảo do Uỷ ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội tổ chức, nhiều ý kiến đã đề nghị cần có báo cáo tổng kết, đánh giá về cơ chế quản lý và tác động của quỹ bình ổn giá xăng, dầu để từ đó cân nhắc xem có nên tiếp tục đưa nội dung lập quỹ bình ổn giá vào Luật Giá nữa hay không. Tiếc thay, đề nghị đó đã không được ai xem xét đến.

Người dân chỉ biết đến quỹ bình ổn giá xăng dầu khi giá xăng, dầu thế giới giảm nhưng giá bán lẻ xăng, dầu trong nước không giảm và những người có trách nhiệm giải thích rằng, DN kinh doanh xăng, dầu phải trích lập quỹ bình ổn giá với mức 1.000đ hoặc 2.000đ/ lít. Song, khi giá xăng, dầu thế giới chỉ nhúc nhích tăng, DN kinh doanh xăng, dầu đã "thẳng tay" tăng giá bán lẻ thì không thấy ai nhắc đến... quỹ bình ổn giá xăng, dầu nữa.

Quỹ bình ổn giá xăng, dầu đang ở đâu? Để làm gì? Một thông tin cho biết, DN kinh doanh xăng, dầu trích lập quỹ bình ổn giá nhưng không phải nộp về một "quỹ" nào mà chỉ theo dõi trên sổ kế toán. Như thế lại càng vô lý hơn. Bởi, người dân lại phải "góp" tiền tạo vốn lưu động cho một doanh nghiệp độc quyền kinh doanh. Và, khi không được quản lý tại một quỹ độc lập thì việc trích quỹ bình ổn giá để không phải tăng giá bán lẻ xăng, dầu chỉ là câu chuyện... nói cho vui mà thôi.

Đã đến lúc kiểm tra nghiêm túc việc trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Và, nếu cơ quan quản lý quyết định thả nổi giá bán lẻ xăng, dầu (một việc làm ngược quy luật khi chưa có thị trường cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu) thì nên bỏ việc trích lập quỹ bình ổn giá với loại hàng này. Không thể tiếp tục cách giải thích "nước đôi", khi cần trích lập quỹ bình ổn giá thì cho rằng, giá xăng, dầu là do Nhà nước quản lý, còn khi DN tự ý tăng giá thì lại giải thích “vận hành theo cơ chế thị trường"!

Theo Lao Động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.