Ông Đỗ Văn Sinh, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN cho biết tại Hội thảo khoa học “BHXH ở Việt Nam trong những năm đổi mới và định hướng phát triển”, do Ban Kinh tế Trung ương và BHXH Việt Nam phối hợp tổ chức tại TPHCM 19/9. Hội thảo có sự tham gia của nhiều đại biểu Quốc hội, đại diện các cơ quan, ban ngành Trung ương.
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM, hiện thành phố này có khoảng 40.000 doanh nghiệp (DN) chưa tham gia BHXH, BHYT theo quy định.
Công ty CP Tập đoàn Mai Linh đã trốn đóng BHXH lên tới 120 tỷ đồng, ảnh hưởng quyền lợi của hàng ngàn lao động.
|
Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính nhận xét, sau hơn 6 năm thực hiện, Luật BHXH đã mang lại nhiều kết quả, tuy nhiên còn nhiều bất cập, vướng mắc. Đầu tiên là việc quản lý DN thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bất cập, nếu không muốn nói là không quản lý được. Dẫn chứng nhận xét này, Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cho biết, số lao động (LĐ) trong các DN thuộc diện bắt buộc đóng BHXH khoảng trên 16 triệu người. Trong khi đó số người tham gia BHXH mới chỉ có gần 11 triệu. Vậy còn trên 5 triệu LĐ chưa được tham gia BHXH.
Thứ hai là mức lương làm cơ sở đóng BHXH ghi trên HĐLĐ. Vì thế, đa số DN chỉ tham gia BHXH cho người lao động bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút ghi trong HĐLĐ, trong khi DN thực chất trả cho NLĐ cao hơn. Theo báo cáo của BHXH cho biết, mức tham gia BHXH bình quân hiện chỉ là 2,8 triệu đồng, trong khi tiền lương DN trả thực tế cho NLĐ là 3,8 triệu đồng. Với sự chênh lệch này, một năm BHXH thất thu khoảng 28.000 tỷ đồng, DN song song tồn tại hai bảng lương, một để đóng BHXH, một để quyết toán thuế.
“Do mức đóng thấp, nên NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp hưu trí thấp, thậm chí dưới chuẩn nghèo. Báo cáo của BHXH TPHCM cho biết, hiện có vài ngàn cán bộ hưu trí có lương hưu dưới chuẩn nghèo của thành phố. Đáng quan ngại, các biện pháp chế tài hiện nay chưa đủ răn đe, mức xử phạt vi phạm hành chính về BHXH thấp, tối đa chỉ 75 triệu đồng, DN càng vi phạm càng có lợi, nên DN nhờn luật và có xu hướng lây lan, nhìn nhau trốn đóng BHXH, gây thiệt hại cho cả NLĐ và BHXH”, Phó chủ tịch Mai Đức Chính băn khoăn.
Nhiều DN chỉ đóng BHXH bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng, nên NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp hưu trí rất thấp. |
Để tránh tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng lan rộng, hầu hết các ý kiến đều đề nghị giao quyền thanh tra cho cơ quan BHXH, bổ sung tội danh trốn đóng BHXH trong Bộ luật hình sự sửa đổi, kiến nghị các cơ quan chức năng thúc đẩy nhanh quá trình xét xử, thi hành án đối với các vụ kiện BHXH.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng được nghe ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày những nội dung cơ bản trong sửa đổi, bổ sung Luật BHXH.
Ý kiến của các đại biểu đều thống nhất cần mở rộng các đối tượng tham gia BHXH như: NLĐ có HĐLĐ từ 1-3 tháng; cán bộ bán chuyên trách ở xã, phường; nông dân; NLĐ khu vực phi kết cấu có hỗ trợ từ ngân sách. Thực hiện tiền lương làm cơ sở đóng BHXH đúng theo điều 90 Bộ Luật Lao động (tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) ngay từ 1/7/2015 khi Luật BHXH có hiệu lực.
Tuy nhiên, cũng còn có nhiều ý kiến băn
khoăn khi các quy định trong dự thảo Luật BHXH gây thiệt hại quyền lợi
cho NLĐ. Ông Đinh Văn Cương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban
kinh tế Trung ương, kết luận: “Việc sửa đổi Luật BHXH phải bảo đảm an
toàn quỹ nhưng tránh thiệt hại cho người tham gia BHXH”.
Theo Lao Động