- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thay đổi về chất DNNN: Bắt đầu từ quản trị
Cơ cấu quản trị DN, chứkhông phải cơ cấu sở hữu, quyết định thành công dài hạncủa DNNN.
Có thể nói, Luật DN là một bước tiến lớn, tạo ra một thay đổi căn bản trongquá trình hoàn thiện khung quản trị DN ở nước ta. Trước hết, lần đầu tiêntrong gần 20 năm cải cách, pháp luật về DN đã được thống nhất không phânbiệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế.
Luật DN cũng đã quy định kháđầy đủ và cụ thể các nội dung hay yếu tố cấu thành của khung quản trị Cty,nhất là đối với Cty cổ phần. Và những nội dung đó của khung quản trị Cty đãtuân thủ và về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ phổ biến.
Tổ chức chuyên trách quản lý vốn nhà nước
Tập trung đổi mới công tác tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nướctại các DN. Hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sởhữu vốn nhà nước đầu tư tại các Cty CP, Cty TNHH. Tổ chức chuyên trách trựcthuộc Chính phủ, thay mặt Chính phủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sởhữu vốn nhà nước tại Cty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, các TCty và các DNNNquy mô lớn quan trọng, kể cả đối với TCty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Tổ chức chuyên trách thực hiện các quyền cơ bản của chủ sở hữu nhà nước, có chứcnăng tổ chức, quản lý và giám sát thực hiện mục tiêu của Nhà nước giao, cácquyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại các TCty, Cty mẹ của tập đoàn kinhtế nhà nước và các DNNN quy mô lớn quan trọng; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhànước ở các DN này.
Nội dung các quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ sở hữu nhà nướctương ứng với hình thức tổ chức của các DN này là Cty cổ phần hay Cty tráchnhiệm hữu hạn.
Tổ chức chuyên trách có bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ chuyên trách và chuyênnghiệp để theo dõi, thu thập và tổng hợp thông tin thống nhất và nhất quán vềtập đoàn kinh tế nhà nước, các TCty và các DNNN quy mô lớn quan trọng; phân tích,đánh giá việc thực hiện các quyền cơ bản của chủ sở hữu nhà nước; đưa ra các đềxuất và kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để quyết định những vấn đềquan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Nhân sự của bộmáy chuyên trách phải có trình độ và năng lực phù hợp, đáp ứng chức năng, nhiệmvụ được giao. Cần có cơ chế huy động các nguồn lực hoặc phối hợp tư vấn từ cácchuyên gia, tổ chức chuyên nghiệp, kể cả các tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính,đầu tư, kiểm toán... có uy tín của nước ngoài.
Tổ chức chuyên trách không thực hiện bất cứ chức năng nào thuộc lĩnh vực quản lýhành chính nhà nước (đối với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế). Sau khi thànhlập tổ chức chuyên trách chủ sở hữu trực thuộc Chính phủ, các bộ quản lý ngànhkhông làm đại diện chủ sở hữu nhà nước; chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nướctheo ngành, lĩnh vực, trong đó, có quản lý nhà nước đối với các DN không phânbiệt thành phần kinh tế.
Hình thành bộ phận chuyên trách thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng chủ sởhữu nhà nước đối với các DN chưa chuyển giao quyền quản lý vốn nhà nước về SCIC.
Bộ phận chuyên trách này không thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với DN.Xác định rõ các hoạt động đặt hàng, kế hoạch, tổ chức đấu thầu thực hiện cungcứng sản phẩm dịch vụ công ích hoặc phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xãhội và bảo đảm lợi ích cộng đồng ở địa phương thuộc chức năng quản lý nhà nước,không thuộc chức năng của chủ sở hữu nhà nước.
TCty, Cty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DNthành viên. SCIC thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tạicác DNNN độc lập trực thuộc bộ, UBND cấp tỉnh chuyển đổi thành các Cty cổ phầnhoặc Cty TNHH một thành viên.
Cty TNHH một thành viên - Tập đoàn dầu khí Việt Nam là một trong những DN hàng đầu trong nước cũng như triển khai nhiều hoạt động đầu tư có hiệu quả tại nước ngoài |
Kiện toàn tổ chức; cơ cấu lại danh mục đầu tư; chuyển đổi SCIC thành Cty cổ phầnhoặc Cty TNHH một thành viên. Tổ chức lại mạng lưới người đại diện vốn của SCICtại các DN; bỏ cơ chế người đại diện của SCIC đồng thời là cán bộ, công chức,viên chức nhà nước của các bộ, ngành, UBND các cấp. Bảo vệ lợi ích của chủ sởhữu theo nguyên tắc thị trường; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước và khônglàm tổn hại đến lợi ích của các DN khác.
Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư vốn và cổ đông ở các Cty, cần xây dựng vàcông khai hóa chiến lược, chính sách đầu tư kinh doanh trong nền kinh tế nóichung và tại từng Cty cụ thể có cổ phần nhà nước nói riêng.
Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, mô tả công việc và quy trình lựa chọn, tuyển chọn,bổ nhiệm cán bộ chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DN, cánbộ quản lý DN tại các Cty 100% sở hữu nhà nước hoặc nhà nước có phân vốn góp, cổphần chi phối.
Thiết lập hệ thống thông tin quản lý vốn chủ sở hữu nhà nước tại các DN, kết nốitừ Ban chỉ đạo TƯ, các bộ, UBND cấp tỉnh, mà trực tiếp là bộ phận chuyên tráchvà các DN trong đó cổ phần, phần vốn nhà nước.
Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chức năng chủsở hữu nhà nước trong kinh doanh. Quy định cụ thể các tiêu chí Chính phủ giámsát, đánh giá thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước của các cơ quan,tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Chính phủ chịu sự giám sát củaQuốc hội về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với cácDNNN; định kỳ trình Quốc hội báo cáo tổng hợp về thực trạng kinh doanh vốn sởhữu nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn và tài sản nhà nước tại DN.
Quốc hộităng cường giám sát Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan trong việcđầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, các khoản vay có bảo lãnhcủa nhà nước vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, TCty nhà nước. Thể chế hóa việcgiám sát, đánh giá bằng quy định pháp luật.
Bảo đảm cách thức tác động của chủ sở hữu nhà nước vào quyết định của DNNN tươngđồng với cách thức tác động của các chủ sở hữu khác theo đúng quy định của LuậtDN và Điều lệ DN. Không sử dụng các hình thức quyết định hành chính nhà nước đểtruyền tải quyết định của chủ sở hữu nhà nước. Quyết định của chủ sở hữu nhànước có hình thức và theo mẫu riêng, khác với mẫu quyết định hành chính nhà nước.
Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chủ sở hữu vốnnhà nước đối với người đại diện theo uỷ quyền tại các Cty cổ phần, Cty TNHH.
Khắc phục sự tuỳ tiện trong việc cử người đại diện tại các DN bằng mối quan hệhợp đồng, ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý; xác định rõ những quyềnvà nghĩa vụ của chủ sở hữu do người đại diện trực tiếp thực hiện, quyền và nghĩavụ cần phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu trước khi biểu quyết hoặc bỏ phiếuhoặc quyết định ở Cty cũng như cơ chế xử lý hậu quả khi đại diện theo uỷ quyềnthực hiện không đúng ràng buộc, tổn hại đến lợi ích của cổ đông nhà nước.
Ngườiđại diện theo uỷ quyền tại DN không thực hiện bất kỳ công tác nào thuộc chứcnăng quản lý hành chính nhà nước. Tiếp tục giảm thiểu hoạt động đầu tư vốn trựctiếp của Nhà nước vào các DN. Minh bạch hoá thông tin hàng năm về đầu tư vốn nhànước tại các DN...
Cải thiện cách thức can thiệp vào các DNNN lớn, quan trọng. Không trực tiếp sửdụng DNNN trở thành công cụ quản lý nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô;không giao nhiệm vụ cho TCty và tập đoàn kinh tế nhà nước soạn thảo, xây dựngquy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nướccủa các bộ, ngành.
|
Việc định hướng DNNN tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệmvụ điều tiết kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả, bình ổn thị trường và các nhiệm vụchính trị - xã hội khác được thực hiện thông qua chức năng chủ sở hữu nhà nướcbằng cơ chế phân công, giao nhiệm vụ cho người đại diện chủ sở hữu nhà nước tạiDN thực hiện. Không sử dụng quyết định hành chính nhà nước để chi phối và canthiệp vào quan hệ mua bán sản phẩm giữa các DNNN; việc chi phối và can thiệp (nếucần thiết) phải bằng các quyền của chủ sở hữu và thông qua người đại diện chủ sởhữu tại DNNN.
Đối với Cty có quy mô tương đối lớn, có tỷ lệ sở hữu nhà nước lớn, thì cần xemxét thực hiện các giải pháp sau đây: Chủ tịch HĐQT không đồng thời kiêm GĐ/TGĐđiều hành. Bổ nhiệm thành viên độc lập của HĐQT. Thành viên độc lập phải có cácđặc điểm sau đây: là thành viên không điều hành; không làm việc hay là nhân viêncủa Cty; không phải cổ đông lớn của Cty và không phải là người có liên quan củanhững người có liên quan của Cty.
HĐQT phải xây dựng và đảm bảo thực hiện có hiệu quả các quy trình: lập chiếnlược và kế hoạch kinh doanh; cảnh báo, xác định và đánh giá rủi ro; đánh giáhiệu quả kinh doanh của Cty; đánh giá hiệu quả của HĐQT, từng thành viên HĐQT vàGĐ.
Quản trị Cty TNHH một thành viên nhà nước
Quy định về điều kiện trở thành thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hộiđồng thành viên, Chủ tịch Cty, GĐ/TGĐ DNNN là Cty TNHH một thành viên.
Hướng dẫn cụ thể quy định Chủ tịch Cty hoặc Hội đồng thành viên có quyền nhândanh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu theo hướng: xác địnhrõ Chủ tịch Cty hoặc Hội đồng thành viên là người quyết định các quyền của chủsở hữu quy định tại Điều 64 Luật DN.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền được uỷquyền, Chủ tịch Cty/Hội đồng thành viên vẫn là người quyết định sau khi được sựđồng ý hoặc phê duyệt của cơ quan chủ sở hữu. Ý kiến đồng ý hoặc phê duyệt củacơ quan chủ sở hữu chỉ có giá trị pháp lý trong quan hệ giữa cơ quan chủ sở hữuvới Chủ tịch Cty/HĐTV.
Ban hành và triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ cung cấp thông tin và báo cáothường xuyên cho chủ sở hữu về các vấn đề có liên quan của Cty; bổ sung các quyđịnh về cơ chế cho phép HĐTV, Chủ tịch Cty tiếp cận các thông tin thuộc quyềnkiểm soát của GĐ, đồng thời đa dạng hóa các kênh thông tin ngoài chế độ báo cáobằng sổ sách như hiện nay.
Thống nhất các quy định về cơ chế hoạt động tài chính, lao động tiền lương củacác Cty TNHH một thành viên, không quy định riêng cho Cty TNHH một thành viên100% sở hữu nhà nước. Thống nhất áp dụng chế độ hợp đồng lao động đối với GĐ (TGĐ),Phó GĐ (Phó TGĐ), Kế toán trưởng và các chức danh quản lý điều hành của Cty TNHHmột thành viên.
Nâng cao tính độc lập, chuyên nghiệp và năng lực chuyên môn của Ban kiểm soát.Bắt buộc các Cty nhà nước phải bổ nhiệm người bên ngoài làm thành viên BKS.Thành viên nay phải là chuyên gia tư vấn độc lập có trình độ nghề nghiệp cao vàgiàu kinh nghiệm thực tế. Xây dựng phương pháp đánh giá hoạt động của BKS vàtừng thành viên BKS nhằm tạo sức ép thúc đẩy BKS nâng cao ý thức trách nhiệmtrong công việc. Có chế độ thù lao, khuyến khích vật chất hợp lý với thành viênBKS.
Tóm lại, trong thời gian qua, nhờ quản trị DN tốt, nhiều DNNN đã lớn mạnh,bắt kịp xu thế phát triển hiện đại và mở rộng hoạt động đầu tư ra nướcngoài, gia tăng tương đối sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế dựa trênmột số lợi thế sẵn có của mình.
Trong số đó, có thể kể đến một số dự án đầutư ra nước ngoài trọng điểm như dự án thăm dò, khai thác dầu khí tạiMadagasca, tổng vốn đầu tư 117,3 triệu USD do TCty đầu tư phát triển dầu khíthực hiện năm 2007, dự án thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụngcông nghệ VOIP cung ứng dịch vụ điện thoại và mạng thông tin di động tạiCampuchia, tổng vốn đầu tư của dự án là 27 triệu USD của Viettel và sắp tớimột dự án đầu tư ra nước ngoài được đánh giá là lớn nhất VN với tổng vốn đầutư 600 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuấtAmonia tại Morocco của Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là CtyCP Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo). Sự vươn ra thị trường quốc tế nàyđánh dấu một bước tiến dài của DNNN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốctế.
|
PGS TS Nguyễn Đình Tài-ThS Đinh Trọng Thắng -ThS Nguyễn Thị Lâm Hà
Theo Diễn đàn doanhnghiệp
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.