- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thực hư chuyện ngân hàng “ăn” chênh lãi suất 6%
Phản biện lại ý kiến chuyên gia, đại diện một số ngân hàng cho biết, mức chênh lệch đầu vào - đầu ra lãi suất 6% là “trong mơ”.
Phản biện lại ý kiến chuyên gia, đại diện một số ngân hàng
cho biết, mức chênh lệch đầu vào - đầu ra lãi suất 6% là “trong mơ”. Để
cứu doanh nghiệp, giảm lãi suất không còn là vấn đề chính hiện nay.
Ngân hàng “ăn” lãi 6%: Trong mơ!
Chiều 21/5, Ngân hàng Nhà nước đã có buổi trao đổi với báo giới về các vấn đề liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì lãi suất cho vay từ đầu năm tới nay đã giảm 2 - 4%/năm, mặt bằng cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên hiện 8 - 10%, doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt còn được chào lãi suất ở mức hấp dẫn 7 - 8,5%/năm và dư nợ có lãi suất trên 15% chỉ chiếm gần 15%. Nhưng tín dụng không thể tăng cao hơn nữa mà nguyên nhân chủ yếu nằm ở khả năng hấp thụ của nền kinh tế.
Tại nhiều địa phương do nợ đọng xây dựng cơ bản khá cao nên doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn. Còn với nhóm doanh nghiệp không đủ điều kiện thì ngân hàng không thể cho vay vì điều này dễ dẫn đến nhiều rủi ro cho cả nền kinh tế.
Tại cuộc họp, đại diện một số ngân hàng cho rằng chính sách điều hành lãi suất thời gian qua là hợp lý; mức trần lãi suất huy động 7,5% và lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên 13% là phù hợp với điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, theo đánh giá của TS.Nguyễn Trí Hiếu, mức chênh lệch lãi suất đầu vào và ra 6% hiện nay bất hợp lý. Trong khi ở nhiều quốc gia khác, biên độ này ở chỉ 2 - 3%.
Phản hồi từ phía ngân hàng, ông Nguyễn Tiến Đông, Phó Tổng Giám đốc Agribank lại cho rằng: Dựa trên thực tế cho vay của ngân hàng, rồi tính toán chi phí đầu vào - đầu ra, mức chênh lệch này chỉ xấp xỉ 4%. Hiện dư nợ của Agribank là 470.000 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ.
Theo ông Đông, trong cơ cấu vốn ngân hàng hiện nay chủ yếu là vốn huy động từ thời điểm lãi suất 12% năm ngoái, đến tháng 8 - 9 tới, mới hết những khoản tiết kiệm lãi suất huy động 12%, do đó, các ngân hàng không “lãi lớn” như nhiều ý kiến đánh giá.
“Chúng tôi đã có tính toán, với những doanh nghiệp có thể thoát ra khỏi khó khăn, ngân hàng sẽ tháo gỡ cùng. Chúng tôi chấp nhận lãi suất 6 - 8% để doanh nghiệp có cơ hội phục hồi, hiện ngân hàng đã có nghị quyết hội đồng thành viên để cùng thực hiện”, ông Đông khẳng định.
Còn theo ông Phạm Quang Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, nếu ngân hàng đẩy mức chênh lệch lên cao là đi ngược lại chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện tại, chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra tại Vietcombank ở mức 3%.
Do tăng trưởng tín dụng năm nay không được như năm trước, nên mục tiêu đặt ra của ngân hàng là chất lượng tín dụng, rà soát khách hàng để đảm bảo duy trì chất lượng tín dụng.
Một cây làm chẳng nên non…
Thông tin từ ông Vũ Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thanh khoản các ngân hàng hiện đang dư thừa. Dẫn một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Mạnh nói, đến thời điểm gần đây có tới 70% doanh nghiệp cho rằng lãi suất không phải là vấn đề chính. Vấn đề ở đây là khả năng hấp thụ, doanh nghiệp không muốn vay do không biết sản xuất hàng hóa ra có bán được không.
Tham gia buổi trao đổi thông tin, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, nền kinh tế đang rất khó khăn, doanh nghiệp là những người lính trên mặt trận khó khăn đó. Do vậy, cứu doanh nghiệp để vực dậy nền kinh tế, theo TS.Ánh, cần phải có sự giúp sức của các bộ ngành chứ không nên trông đợi quá nhiều vào Ngân hàng Nhà nước.
“Lãi suất quá quan trọng vì nó là cái giá của vốn. Nhưng giờ lãi suất có xuống nữa cũng không còn là yếu tố quyết định. Tôi gặp doanh nghiệp, họ nói anh có hạ lãi suất xuống 0% em cũng không vay. Doanh nghiệp chủ yếu vay dài hạn, kinh doanh dựa vào vốn lưu động tự có. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là tắc tín dụng, tắc vì nợ, nợ lòng vòng rồi nợ đọng chảy vào ngân hàng. Chúng ta cần giải quyết nhanh, dứt điểm cái vòng luẩn quẩn này”, ông Ánh chia sẻ.
Đồng quan điểm này, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Mặt bằng lãi suất đã trở về giai đoạn 2005-2007 và với điều kiện kinh tế hiện nay là mức lãi suất hợp lý.
Điều đáng lo nhất hiện nay, theo ông Hùng là tổng cầu của nền kinh tế
rất thấp, đầu tư xã hội, sức mua trên thị trường giảm mạnh. “Tôi cho
rằng nếu chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ thì khó có thể vực dậy nền
kinh tế vào lúc này. Gần đây các nước trên thế giới đang xem xét lại
trần nợ công và có lẽ đã đến lúc chúng ta phải xem lại giới hạn nợ công,
nới lỏng bội chi ngân sách để có thể gia tăng chi tiêu công, tăng đầu
tư và nâng tổng cầu cho nền kinh tế”, ông Hùng kiến nghị.
Theo Dân Trí
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.