Từ vụ Khaisilk: Hé lộ lượng lụa Tàu nhập về Việt Nam

Tổng cục Hải quan vừa cung cấp số liệu nhập lụa từ Trung Quốc trong giai đoạn từ 2015 đến 9 tháng năm 2017.

Tổng cục Hải quan vừa cung cấp số liệu nhập lụa từ Trung Quốc trong giai đoạn từ 2015 đến 9 tháng năm 2017. Tuy nhiên, số liệu về lượng lụa Khaisilk nhập về không được tiết lộ.

Số liệu nhập khẩu do cơ quan Hải quan cung cấp liên quan đến các sản phẩm khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm có xuất từ từ Trung Quốc, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 9 tháng năm 2017.

Theo đó, năm 2015, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm trên từ Trung Quốc là hơn 4 triệu USD (khoảng 90 tỷ đồng)

Năm 2016, lượng nhập khẩu từ Việt Nam giảm còn hơn 2,3 triệu USD. Còn đến 9 tháng năm 2017, lượng nhập khẩu các mặt hàng trên chỉ là hơn 1,2 triệu USD (khoảng 25 tỷ đồng).

khaisilk,lụa trung quốc,tổng cục hải quan,hoàng khải
Số liệu nhập khẩu lụa từ Trung Quốc những năm gần đây.

Do quy định của Luật Thống kê nên cơ quan hải quan không được phép cung cấp số liệu riêng về nhập lụa của Khaisilk.

Tổng cục Hải quan cho hay: Tại Khoản 1 Điều 27 Luật Hải quan năm 2014 về việc xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu quy định: “Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ  thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;

Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 27 của Luật này.

Trường hợp ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa, căn cứ các quy định pháp luật, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ đảm bảo ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

Trường hợp ghi nhãn đối với hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước, quy định của pháp luật nêu rõ: “Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì phải ghi nhãn theo quy định.

Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất  và nguồn gốc của hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công theo Hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài thì nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa là một trong các điều khoản tối thiểu bắt buộc phải thể hiện trong Hợp đồng gia công theo quy định tại Khoản 9 Điều 29 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.

Theo VietNamNet


Hải quan

đại gia Khải Silk

tập đoàn Khaisilk


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.