Từ 'vua tôn' đến 'chúa chổm' nợ chục nghìn tỷ, kinh doanh thua lỗ trăm tỷ, điều gì đang xảy ra với Hoa Sen?

Hoạt động kinh doanh chính của Hoa Sen chịu lỗ khiến công ty lần đầu tiên báo lỗ sau thuế kể từ năm 2010.

Hoạt động kinh doanh chính của Hoa Sen chịu lỗ khiến công ty lần đầu tiên báo lỗ sau thuế kể từ năm 2010. Giá cổ phiếu của công ty liên tục giảm thời gian gần đây và đã xuống thấp nhất kể từ tháng 3/2016.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2018 (quý 4 niên độ tài chính của Hoa Sen do năm tài chính bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 9 năm sau).

Theo đó, Hoa Sen đạt doanh thu 8.565 tỷ đồng trong kỳ vừa qua, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, do giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh, nên lợi nhuận gộp của Hoa Sen chỉ đạt 724 tỷ đồng, giảm 36%.

Theo tính toán, biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen từ mức 25% đầu năm 2016 đã liên tục giảm trong thời gian gần đây và chỉ còn 8,5% trong quý 3/2018 vừa qua.

Từ vua tôn đến chúa chổm nợ chục nghìn tỷ, kinh doanh thua lỗ trăm tỷ, điều gì đang xảy ra với Hoa Sen?-1

Với biên lợi nhuận ngày càng mỏng, Hoa Sen thậm chí không trang trải được các loại chi phí gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động kinh doanh chính của công ty báo lỗ 132 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 100 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, Hoa Sen báo lỗ.

Từ vua tôn đến chúa chổm nợ chục nghìn tỷ, kinh doanh thua lỗ trăm tỷ, điều gì đang xảy ra với Hoa Sen?-2

Như vậy, kết thúc năm tài chính 2017-2018, Hoa Sen đạt doanh thu thuần 34.441 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 410 tỷ đồng, giảm 70%.

Tại thời điểm 30/9/2018, tổng vay nợ của Hoa Sen là hơn 14.300 tỷ đồng, tăng gần 2.500 tỷ đồng (21%) sau 1 năm. Vay nợ tăng cao khiến Hoa Sen phải trả lãi vay tới 812 tỷ đồng trong năm vừa qua, trong khi năm trước lãi vay chỉ là 482 tỷ đồng.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bản Việt, vay nợ lớn và thị trường cạnh tranh gay gắt là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Hoa Sen lao dốc.

Trong giai đoạn 2016-2018, công suất của các công ty hàng đầu như Hoa Sen hay Nam Kim đều tăng vọt, chẳng hạn như Hoa Sen tăng 1,5 triệu tấn trong năm 2016 tương đương mức tăng 121% so với cuối năm 2015, còn phía Nam Kim là tăng 800 nghìn tấn, tương đương tăng khoảng 190%.

Bên cạnh đó, thị trường còn xuất hiện đối thủ mới, là Hòa Phát với sản lượng 400 nghìn tấn vào đầu năm 2018.

Chứng khoán Bản Việt đánh giá, đây vốn là ngành đã có tính nhạy cảm cao với biến động và chính sách bảo hộ thương mại toàn cầu, nên cho dù nhu cầu sản phẩm cả trong nước và quốc tế vẫn được duy trì lành mạnh, thì sản lượng và giá bán của các công ty trong ngành vẫn sẽ chịu áp lực lớn, do môi trường xuất khẩu đầy thách thức và tình hình trong nước cạnh tranh gay gắt.

Bản Việt cho rằng, Hoa Sen đang gặp nhiều thách thức để cải thiện khả năng sinh lời do áp lực vốn lưu động, dòng tiền hoạt động âm và tỷ lệ đòn bẩy cao đến từ tăng trưởng công suất lớn của Hoa Sen.

Điểm sáng duy nhất là việc Hoa Sen đã hoàn thành chu kỳ vốn xây dựng cơ bản và đang chủ động tích cực cắt giảm chi phí nhằm hạn chế đà giảm lợi nhuận. Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu Hoa Sen liên tục giảm trong 1 năm gần đây và hiện đã xuống thấp nhất kể từ tháng 3/2016.

Theo Trí Thức Trẻ


Tập đoàn Hoa Sen

Tôn Hoa Sen


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.