Vì sao gói 30.000 tỉ đồng bị "ế"?

Việc thiếu sản phẩm căn hộ hoàn chỉnh là một trong những nguyên do khiến gói 30.000 tỉ đồng bị ách tắc

Việc thiếu sản phẩm căn hộ hoàn chỉnh là một trong những nguyên do khiến gói 30.000 tỉ đồng bị ách tắc

Ngày 6-10, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết tính đến thời điểm 31-5, gói hỗ trợ đã đạt được tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng là 14.161 tỉ đồng (gần 50% tổng gói hỗ trợ).

Trong đó, số tiền cam kết với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đạt 8.817 tỉ đồng, với 18.062 trường hợp đã được cam kết cho vay và số tiền cam kết với chủ đầu tư dự án là 5.344 tỉ đồng với 37 dự án đã được cam kết cho vay. Tổng số tiền đã giải ngân đạt 7.621 tỉ đồng, chiếm 25,4% gói hỗ trợ.

Theo ông Hà, số giải ngân thấp hơn số cam kết do phụ thuộc tiến độ thi công và hoàn thành các dự án nhà ở mà người dân đã vay để mua, thuê mua. Cụ thể, đã có 17.624 hộ gia đình, cá nhân được giải ngân vốn vay từ gói 30.000 tỉ đồng với số tiền 5.520 tỉ đồng; 33 dự án đã được giải ngân với số tiền 2.101 tỉ đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai cho vay hỗ trợ còn gặp một số khó khăn, vướng mắc một phần là bởi theo quy định về điều kiện để được vay vốn hỗ trợ, người có nhu cầu vay vốn phải có hợp đồng mua hoặc thuê mua đã ký với chủ đầu tư, tức trên thị trường phải có đủ sản phẩm phù hợp với điều kiện quy định.

Vi sao goi 30.000 ti dong bi "e"?

Việc thiếu các căn hộ đủ điều kiện khiến gói 30.000 tỉ đồng bị giải ngân chậm

Trong khi đó, tại các địa phương, địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP HCM, số lượng dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có quy mô diện tích căn hộ nhỏ (dưới 70 m2), giá bán dưới 15 triệu đồng m2 hoặc dưới 1,05 tỉ đồng/căn còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính vì vậy, số lượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng đã ký với chủ đầu tư dự án để đáp ứng điều kiện được vay vốn từ gói hỗ trợ còn hạn chế.

Riêng đối tượng vay vốn là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ gói hỗ trợ nhưng còn vướng nợ xấu nên ngân hàng có thể từ chối cho vay để bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng theo quy định. Vì vậy, các dự án này cũng chưa được vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Một nguyên nhân khác là khách hàng vay vốn còn phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng, tức phải chứng minh đủ khả năng thu nhập để trả nợ đối với khoản vay.

Trả lời trên TTXVN, ông Hà cho biết để giải quyết một phần vướng mắc này, tại Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21-8-2014, Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm, từ đó mức phải trả nợ gốc và lãi hàng tháng của người vay đã giảm nhiều và nhiều đối tượng đã hội đủ điều kiện về khả năng trả nợ để được vay vốn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giải ngân cho vay vốn, một số đối tượng người dân vay mua nhà ở thương mại còn gặp vướng mắc về điều kiện thu nhập thấp dưới mức chịu thuế thu nhập cá nhân (dưới 9 triệu đồng-pv), do cách hiểu và vận dụng chưa đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Ngân hàng nhà nước. Do đó, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc này.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.