- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chân dung ông chủ "bí ẩn" của thương hiệu đồng hồ Việt Nam đầu tiên Gimiko: 30 tuổi là triệu phú, "trắng tay" chỉ trong 1 ngày, tới 50 tuổi tự xây dựng "đế chế" mới
Tay trắng lập nghiệp, gây dựng cơ đồ, trở thành triệu phú tuổi 30 rồi lại trắng tay, trải qua những lần thất bại, ông chủ của Gimiko chưa bao giờ biết "đầu hàng" số phận.
Ra đời từ những năm 1990, đồng hồ Gimiko được biết đến là thương hiệu đồng hồ đầu tiên của Việt Nam. Phiên bản đầu tiên của đồng hồ Gimiko xuất hiện trên thị trường là loại đồng hồ treo tường, máy đồng hồ nhập từ nước ngoài nên có chất lượng tốt, vỏ đồng hồ ban đầu được làm bằng gỗ mít, thuê thợ ở Lái Thiêu gia công. Thời điểm ấy, công nghệ tẩm sấy chưa có, đồng hồ gỗ mít sau khi xuất khẩu đi nước ngoài hầu hết đều bị ảnh hưởng thời tiết bị co rút, cong vênh. Sau đó, đồng hồ Gimiko được chuyển sang vỏ nhựa lấy từ nhựa phế liệu các loại (vỏ tivi, tủ lạnh,...), mang về ép lại rồi sơn mới.
Ông chủ của thương hiệu đồng hồ Gimiko là ông Lê Trung Hiếu (sinh năm 1938). Là anh cả trong một gia đình 7 anh em, tất cả các thành viên đều trông đợi vào thu nhập khâu vá giày của bố, Trung Hiếu đã xin nhà trường miễn học phí, đồng thời đi làm công phụ giúp gia đình. Vượt khó vươn lên, Trung Hiếu thậm chí còn đi học thêm Anh văn.
17 tuổi, Trung Hiếu học thêm nghề sửa đồng hồ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Vốn sẵn thông minh, ham thích việc tỉ mỉ, chính xác, chỉ trong 3 tháng Trung Hiếu đã "lành nghề" trong khi người khác phải học đến 3 năm. Sau này, ông đã từng tiết lộ: "Dù là nghề gì, muốn học cho giỏi, trước hết phải biết quan sát, xem người thầy cầm dụng cụ có hợp lý chưa, kế đến là xác định các thao tác đưa ra nhằm mục đích gì. Thứ ba phải sử dụng dụng cụ thật nhuần nhuyễn. Cuối cùng, cải tiến cho tinh gọn những gì đã quan sát".
Học hành giỏi giang, nhanh nhạy là vậy nhưng Trung Hiếu vẫn chưa gặt hái được bất kì thành quả nào trong công việc sửa đồng hồ. Trung Hiếu còn cảm thấy vô cùng tự ái khi bố thẳng thắn chê “chẳng thấy con làm nên trò trống chi”. Chàng trai trẻ khi ấy đã bỏ nhà ra đi và quả quyết với bạn bè “sẽ trở về với sự nghiệp trong tay”. Rời nhà, Trung Hiếu làm việc cho hãng RMK (Mỹ) rồi đi dạy Anh văn nhưng vẫn chưa thể làm giàu.
Vì cảm thấy sự cạnh tranh ở Sài Gòn khá lớn nên Trung Hiếu đã di chuyển tới miền Trung. Ông nhận ra những mặt hàng nhu yếu phẩm ở đây được tiêu thụ rất mạnh nhưng khâu phân phối không thông suốt nên thường xuyên xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá. Do đó, ông "chớp" ngay cơ hội, đứng vào khâu phân phối, mua đi bán lại hàng hóa, lấy của người có bán cho người cần và hưởng lãi chênh lệch. Bắt đúng mạch thị trường, chỉ vài năm sau, ở tuổi 26, ông đã có xe hơi riêng, nắm trong tay bạc triệu, nổi danh khắp Trung Bộ. 30 tuổi, ông trở thành một trong những người giàu nhất giới doanh nhân Việt Nam lúc bấy giờ.
Là người nhạy cảm, vị đại gia trẻ cảm nhận được thị trường miền Trung đang đến độ bão hòa. Vì thế, năm 1969, Hiếu trở về Sài Gòn. Ông nhanh chóng quan sát thấy rất nhiều người đi sắm vải ở con đường Tạ Thu Thâu nối đường Nguyễn Trung Trực qua chợ Bến Thành. Mạnh dạn thuê nhà ở Tạ Thu Thâu để kinh doanh vải ngoại nhập và nội địa các loại, chuyện mua bán của ông ngày càng phát đạt. Tuy nhiên, khi một cửa hàng làm ăn tốt, nhiều cửa hàng mở ra, con đường Tạ Thu Thâu tấp nập kẻ mua người bán, Hiếu lại thấy lợi nhuận không còn hấp dẫn như trước. Ông từ bỏ việc kinh doanh vải.
Ông chuyển sang thành lập Công ty Thực phẩm Hà Tiên (Hatico), kinh doanh xuất nhập khẩu thủy hải sản sang Nhật. Lần lập nghiệp thứ 3 này, môi trường kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp không bắt kịp với những thay đổi thời cuộc, lần đầu tiên, ông Hiếu gặp cảnh doanh nghiệp của mình phá sản. "Trắng tay" nhưng không nản chí, tin vào sức trẻ của mình, ông Hiếu mở một hiệu sửa chữa đồng hồ nhỏ trên đường Bùi Thị Xuân, kiếm sống qua ngày.
Năm 1978, biến cố gia đình ập đến, ông rời bỏ thành phố, về vùng kinh tế mới tại sông Bé, tiếp tục làm lại từ đầu. Tại đây, ông làm công cho một anh thợ sửa đồng hồ khác. Làm việc trong một thời gian ngắn, ông tích cóp được một khoản tiền dành để mua đồ nghề và tách riêng.
Tranh: Hoàng Tường.
Cuộc sống ở vùng kinh tế mới, nơi ông Hiếu ở gần một doanh trại bộ đội, hầu như các chiến sĩ đều đeo đồng hồ Liên Xô và đều trở thành khách hàng quen thuộc của ông Hiếu. Tay nghề của ông chủ "bắt bệnh" nhanh, chính xác, từng động tác tháo ráp, gắp vít, chấm dầu đều gọn, dứt khoát, không thừa đều vang xa khắp vùng.
Năm 1982, ông được một công ty quốc doanh chuyên sản xuất đồng hồ ở quận 1, Sài Gòn mời về phụ trách kỹ thuật, lắp ráp đồng hồ. Năm 1986, Nhà nước có chủ trương mở cửa, cảm nhận được thời cơ đã đến, 1 năm sau đó, ông xin nghỉ quốc doanh để ra làm tư nhân. Nhưng phải mất tới 4 năm, tức là vào năm 1990, tổ hợp sản xuất đồng hồ Gimiko mới ra đời từ vốn của ông Hiếu và 6 người bạn. Sản phẩm đầu tiên được người tiêu dùng vô cùng đón nhận và thích thú với loại đồng hồ có kiểu chuông bằng tiếng Việt, tiếng gà gáy cùng những mẫu mã đa dạng, độc đáo.
Năm 1983, nhiều cơ sở đồng hồ khác ra đời khiến thị trường cạnh tranh gay gắt hơn. Đáng nói, tình trạng ăn cắp mẫu mã xảy ra liên tục trong khi bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp thời bấy giờ gần như không tồn tại. Gimiko buộc phải cải tiến thường xuyên, từ quản lý sản xuất đến cung cách phục vụ, thiết kế mẫu mã... Nhưng đối với ông Hiếu, tình trạng ăn cắp bản quyền chính là động lực để mình sáng tạo hơn nữa.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Đời sống1 giờ trướcỞ độ tuổi U50, mẹ Doãn Hải My vẫn tự tin diện đồ bó sát, khoe thân hình mảnh mai, vòng eo thon gọn, xương quai xanh gợi cảm.
-
Đời sống5 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
Đời sống5 giờ trước"Manifest" không chỉ là một từ vựng mà còn đại diện cho một tư duy mới thể hiện một sự thay đổi trong cách con người đối diện với thách thức và cơ hội.
-
Đời sống6 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một bà cụ bán bánh xèo ở Bình Định thoăn thoắt đổ bánh, nhấc chảo rồi tung chính xác vào đĩa cho thực khách.
-
Đời sống7 giờ trướcKỷ nguyên số, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội dẫn dắt thế hệ Z đi khắp những mê cung dường như không có điểm cuối trong thế giới ảo. Họ được gì, mất gì nếu cứ mải mê la cà trong thế giới ấy?
-
Đời sống11 giờ trướcBuổi tối đầu tiên ở Hà Nội, du khách Nhật cùng gia đình đến phố Hàng Thiếc để thưởng thức món ngan cháy tỏi. Họ nhận xét món ăn rất ngon và tiếc nuối vì ở Nhật Bản không có.
-
Đời sống11 giờ trướcTikToker đẹp trai có thân hình vạm vỡ của một gymer khiến chị em mê mẩn không chỉ vì ngoại hình mà nhờ tài móc len cực khéo, tạo ra những sản phẩm hết sức dễ thương.
-
Đời sống11 giờ trướcJess McHugh, cây bút của The New York Times, nhấn mạnh: "Không có gì ấn tượng bằng việc chứng kiến cảnh tượng thu hoạch hoa súng ở Việt Nam".
-
Đời sống12 giờ trướcTừ "slay" của gen Z đang được sử dụng rộng rãi và gây tò mò cho nhiều người thuộc các thế hệ trước đó, vậy "slay" là gì đối với các bạn trẻ?
-
Đời sống13 giờ trướcMỗi tháng một lần, chị Sa dọn dẹp sạch sẽ kệ gỗ, nơi đặt bộ sưu tập thú bông của mình. Những con lấm bụi, chị mang phủi, giặt và phơi cho thơm tho rồi lại bày lên kệ.
-
Đời sống13 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
-
Đời sống1 ngày trướcXu hướng yêu của Gen Z phản ánh giá trị tự do, tự chủ và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về mối quan hệ tình cảm.
-
Giới trẻ1 ngày trướcVào dịp cuối tuần, hàng nghìn bạn trẻ đã tìm về vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để săn mây, check-in bên những vạt hoa vàng rực rỡ trên sườn núi.