Con ốm nhờ mẹ chồng trông giúp, bà bảo "đẻ được tự chăm được", nàng dâu mỉm cười hỏi ngược một câu làm bà im phăng phắc

Bà cứ thế xối xả như giội nước vào mặt con dâu khiến Ngọc ức nghẹn. Không kiềm chế được hơn, cô liền đáp lại...

Bà cứ thế xối xả như giội nước vào mặt con dâu khiến Ngọc ức nghẹn. Không kiềm chế được hơn, cô liền đáp lại...

Khổ nhất vẫn là cảnh làm dâu, không phải cứ khéo, cứ sống hết lòng mà đã vừa ý mẹ chồng. Song cứ nhẫn nhịn mãi cũng không phải cách hay, đôi khi nàng dâu cũng nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình cho mẹ chồng biết để mẹ chồng nàng dâu hiểu nhau hơn. Đó là chia sẻ của Thu Ngọc - một người đã đi làm dâu 7 năm có lẻ.

Ngọc kể, vợ chồng cô cưới từ năm 2012, ban đầu 2 người cũng tính chuyện mua nhà ở riêng, song mẹ chồng cô không đồng ý với lý do anh Lâm – chồng Ngọc là con trưởng. Nhà chồng cô có quy định trai trưởng phải sống, chăm lo cho bố mẹ, sau nữa là hương khói tổ tiên.

Vì quy định bao đời như thế nên Ngọc cũng vui vẻ chấp nhận sống chung với mẹ chồng. Có điều mẹ Lâm khá khái tính, bà có lương hưu hàng tháng được đâu hơn 5 triệu. Lúc nào bà cũng tự hào rằng bà rủng rỉnh tiền, không bao giờ phải sống phụ thuộc con cái.

Con ốm nhờ mẹ chồng trông giúp, bà bảo đẻ được tự chăm được, nàng dâu mỉm cười hỏi ngược một câu làm bà im phăng phắc-1

Ảnh minh họa

Cũng vì suy nghĩ này nên mẹ chồng Ngọc sống khá ích kỷ. Bà bảo bà khỏe mạnh, con cái không phải chăm thì cũng đừng đứa nào được làm phiền tới bà. Thế nên hai đứa con Ngọc, cứ tròn 1 năm là phải đi gửi trẻ. Còn mẹ chồng cô chỉ đi chơi, họp hội cao tuổi, học khiêu vũ, hoặc không thì sang hàng xóm tám chuyện. Tới bữa mới về ăn. Lúc nào bà thích lên thì chơi với cháu 1 tí, chúng nó ngoan không sao, chứ động quấy khóc là bà trả lại cho con dâu, bảo đau đầu lắm không chịu được.

Ngọc biết tính mẹ chồng như vậy nên cũng ít khi làm phiền tới bà. Cô bảo, thôi thì bà cứ khỏe mạnh, tự chăm lo được cho bản thân như thế vợ chồng cô cũng có cái nhàn.

Song hôm ấy, con gái Ngọc bị sốt không mang gửi lớp được. Sáng dậy cô đã điện lên cơ quan xin nghỉ làm để ở nhà chăm con. Nhưng tới giữa buổi, sếp lại gọi cô lên giải quyết việc gấp. Không sao được Ngọc đành nhờ mẹ chồng.

Vừa nghe con dâu nói, mẹ chồng Ngọc liền cạu mặt, xua tay: "Không được. Sắp tới giờ học khiêu vũ của tôi rồi, làm sao mà trông nó được".

Ngọc kể, lúc nghe mẹ chồng nói thế cô khá hụt hẫng, cảm giác vừa tủi vừa thương con, nhưng vẫn cố thuyết phục mẹ chồng: "Mẹ nghỉ 1 buổi nhảy được không ạ. Tại tình thế bắt buộc, con không biết làm sao…".

Ngọc còn chưa nói hết câu, mẹ Lâm đã vỗ đùi nhảy dựng: "Nghỉ là nghỉ thế nào, con cô cô không lo trông lại bắt tôi ở nhà giữ nó. Tôi bảo rồi, cô đẻ được tự chăm được. Tôi không thể hết chăm con, giờ lại phải chăm cháu".

Bà cứ thế xối xả như giội nước vào mặt con dâu khiến Ngọc ức nghẹn. Không kiềm chế được hơn, cô liền đáp lại:

"Mẹ ạ, trước nay chúng con chưa bao giờ có ý bắt mẹ phải chăm cháu đỡ bọn con, nên mẹ đừng nói thế. Mẹ xem 2 đứa con con tính tới giờ này một đứa học mẫu giáo, một đứa chập chững biết đi nhưng đã bao giờ con để mẹ phải thức khuya dậy sớm, vất vả 1 ngày với các cháu đâu. Có câu: 'Trẻ cậy cha, già cậy con', nếu mẹ khỏe, mẹ đỡ đần giúp chúng con được việc gì tốt việc đó, bọn con cảm ơn mẹ rất nhiều. Còn mẹ không giúp, chúng con cũng phải chịu. Nhưng sau này mẹ già yếu, dù muốn hay không đương nhiên vợ chồng con vẫn phải có trách nhiệm chăm mẹ. Ngay cả việc chúng ở đây là vì mẹ. Những lúc mẹ khỏe không sao, nhỡ trái gió trở trời thì sao ạ, mẹ không dựa vào con cháu thì dựa vào ai mà cứ động nói là mẹ bảo không làm phiền chúng con thì chúng con đừng làm phiền mẹ?".

Con ốm nhờ mẹ chồng trông giúp, bà bảo đẻ được tự chăm được, nàng dâu mỉm cười hỏi ngược một câu làm bà im phăng phắc-2

Ảnh minh họa

Giận lên, Ngọc nói một thôi một hồi khiến mẹ Lâm ngây người nhìn con dâu không chớp mắt. Bởi từ ngày cô về làm dâu, chưa bao giờ bà thấy con dâu phản ứng mạnhnhư thế. Song dường như những lời Ngọc nói cũng chạm tới suy ngẫm của bà nên Ngọc bảo, nghe cô nói xong bà không nhảy cồ cồ như mọi khi nữa, mà lẳng lặng về phòng cất đồ. Tới khi thấy Ngọc bế con để lên xe, bà mới vội chạy lại bảo: "Con bé ốm thế còn định đưa nó đi đâu?".

Nghe cách hỏi của bà là Ngọc biết mẹ chồng đã hiểu chuyện, cô cố tình nói giọng dằn dỗi: "Thì mẹ không trông giúp, đương nhiên con phải đưa nó lên cơ quan cùng chứ biết làm sao".

Mẹ Lâm vội kéo đuôi xe con dâu lại, chẹp miệng: "Mẹ nói thì nói thế chứ nó ốm mẹ chẳng trông thì sao. Đưa con bé đây cho mẹ, con đi làm đi. Nhớ về sớm không nó khóc thì khổ".

Ngọc bảo, tới lúc ấy cô mới thấy nhẹ lòng 1 chút về mẹ chồng. Mừng hơn nữa, những ngày sau đấy bà thay đổi hẳn, biết quan tâm con cháu hơn rất nhiều.

 

THEO HELINO 


làm dâu

mẹ chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.