Giải mã tục "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", nhà nào cũng làm mà không phải ai cũng hiểu

Phong tục tập quán thời xa xưa được ông bà lưu trữ qua bao đời, nhìn theo một khía cạnh nào đó, nó dù cũ kỹ nhưng vẫn rất "hợp lý".

Có rất nhiều phiên bản để giải thích cho tục xưa "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", có người thì cho rằng đây là lời dặn dò của ông bà để lại cho con cháu sau này phải biết kiêng kỵ những điều không nên vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới.

Phong tục tập quán thời xa xưa được ông bà lưu trữ qua bao đời, nhìn theo một khía cạnh nào đó, nó dù cũ kỹ nhưng vẫn rất "hợp lý". Khi xưa, người miền Nam có tập tục cất chổi, không quét nhà vào những ngày đầu năm, thì người miền Bắc cũng có phong tục trong dịp Tết nguyên đán "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" đầy ý nghĩa. Ngày nay, phong tục này vẫn còn được người ta tuân theo như một lẽ tự nhiên.

Có rất nhiều phiên bản để giải thích cho tục xưa "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", có người thì cho rằng đây là lời dặn dò của ông bà để lại cho con cháu sau này phải biết kiêng kỵ những điều không nên như đầu năm mua vôi (đời sẽ bạc như vôi) mà phải mua muối, thứ vật chất kết tinh, trắng tinh khiết dùng để xua đuổi tà ma.

Nhưng cũng có lời người ta bảo nhau, mua muối và gạo ngày mùng 1 Tết là mong muốn một năm mới khởi sự đậm đà, mặn mà hơn trong đời sống tinh thần, ấm no thịnh vượng. Còn việc mua vôi cuối năm tô vẽ lại cho chính ngôi nhà của mình, là mong muốn sự tinh tươm, mới mẻ hơn khi năm mới sang.

Giải mã tục đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, nhà nào cũng làm mà không phải ai cũng hiểu - Ảnh 1.

"Mua muối ngày mùng 1 Tết là mong muốn sự đậm đà, mặn mà hơn trong đời sống tinh thần, ấm no thịnh vượng". (Ảnh: Minh Đức)

Đầu năm mua muối…

Không như hạt gạo - tượng trưng cho sự no đủ, hạt muối lại là gia vị không thể thiếu trong bất kỳ món ăn truyền thống nào của người Việt Nam. Hạt muối tuy không to tròn nhưng lại kết tinh từ nước của biển, nắng của trời để rồi sau dăm ngày phơi sương, mới cho ra đời chất mặn thuần túy. Nên cũng không khó hiểu khi người ta lại mua tặng cho nhau những gói muối tinh túy vào ngày đầu năm cầu chúc sự gắn kết, mặn nồng, nhắc nhở nhau sống chắt chiu như hạt muối để có sự sung túc.

Giải mã tục đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, nhà nào cũng làm mà không phải ai cũng hiểu - Ảnh 2.

Một bịch muối nhỏ ngoài việc cầu an còn giúp xua đuổi tà khí. (Ảnh: Ngọc Anh)

Việc mua muối thường diễn ra vào ngày mùng 1 Tết. Tại miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, đêm giap thừa và ngày mùng 1 Tết ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người bán muối rong chạy trên chiếc xe đạp nhỏ. Người trong nhà thường hồ hởi gọi vào, mua lấy vài đồng muối lấy may dịp Tết, bát muối được đong đầy tận ngọn chứ không gạt ngang miệng. Muối cũng được bán trước cổng chùa ngày đầu năm, khi người dân đến chùa sau tiếng pháo giao thừa, sẽ ghé lại hàng muối mua lấy một túi nhỏ như túi cầu an, mong sự may mắn, mặn mà trong cả năm.

Giải mã tục đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, nhà nào cũng làm mà không phải ai cũng hiểu - Ảnh 3.

Xe chở muối là hình ảnh quen thuộc ngày mùng 1 Tết. (Ảnh: Giang Minh Đức)

Ý nghĩa của việc mua muối không nằm gói gọn trong mong muốn sự ấm no, hạnh phúc. Từ xa xưa người ta còn dùng muối rắc xung quanh nhà để xua đuổi tà khí. Muối giữ cho ngôi nhà luôn yên bình, tránh xa mọi vật chất hắc ám bao quanh.

Ngoài ra, người Việt vốn cần cù, chịu khó và rất tiết kiệm. Ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, ăn nhịn”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà. Sở dĩ, câu nói này có ý nghĩa như vậy bởi, đối với người Bắc Bộ, “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là 3 việc quan trọng nhất của đời người.

... cuối năm mua vôi

Đối với vế sau của tập tục này thì lại có nhiều dị bản khác nhau như mua vôi, mua dầu, mua than, mua gạo... Mua thức gì thì cũng có cách giải thích riêng, nhưng câu thông dụng nhất với phong tục xưa thì là "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".

Vôi cũng có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, thể hiện qua 3 cách dùng : dùng để xây nhà xây cửa, dùng để ăn trầu và dùng để rải 4 góc tường, góc vườn. Người ta thường nói “bạc như vôi”, do vậy không ai lại đi tôi vôi vào đầu năm cả.

Giải mã tục đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi, nhà nào cũng làm mà không phải ai cũng hiểu - Ảnh 4.

Vôi cũng được bày bán khắp nơi vào dịp cuối năm. (Ảnh: Internet)

Tránh mua vôi vào đầu năm là tránh những rủi ro trong năm mới, tránh được những mối hiểm nguy, hiềm khích và rạn nứt. Vào dịp cuối năm, mua vôi sơn lại ngôi nhà khiến chúng trở nên sạch sẽ, trắng tinh tươm, vôi quét nhà cũng là để xóa đi những điều không hay của năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu, khôi phục lại những điều chưa tốt của năm qua.

Dù là phong tục tập quán thú vị, ý nghĩa như thế, lệ này ngày nay cũng đang phai dần từng chút một. Con người ta bận rộn hơn trong công việc cũng như quây quần bên mâm cơm gia đình dịp cuối năm thay vì nhớ đến một vài điều xưa cũ để noi theo. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó những gia đình, người dân yêu quý và lưu truyền những phong tục xưa ấy để cầu mong bình an lúc năm mới sang.

Theo An Nam phong tục

năm mới

phong tục tập quán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.