Ánh Tuyết lần đầu song ca với Duy Quang

Trở lại Hà Nội lần này, ngoài những bản thu ca có thể coi là đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam như Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong), Suối mơ (Văn Cao), Ánh Tuyết còn thể hiện những sáng tác về mùa thu mà có lẽ một phần nhờ vào tiếng hát của chị mới được phổ biến trong tâm tưởng công chúng phía Bắc như Mùa thu không trở lại, Tóc mây của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu và Phạm Thế Mỹ

Nữ ca sĩ gắnliền với dòng nhạc trữ tình tiền chiến sẽ đứng chung sân khấu cùng trưởngnam của nhạc sĩ Phạm Duy trong đêm nhạc “Mùa thu cho em” diễn ra tối 20/9tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Ánh Tuyết lần đầu song ca với Duy Quang
Ánh Tuyết chia sẻ, chị thích đứng ở giữa tiết trời thu Hà Nội để hát những bản thu ca. Ảnh: AT.

Trở lại HàNội lần này, ngoài những bản thu ca có thể coi là đầu tiên của nền tânnhạc Việt Nam như Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong), Suối mơ (Văn Cao), Ánh Tuyết còn thể hiện những sáng tác về mùa thumà có lẽ một phần nhờ vào tiếng hát của chị mới được phổ biến trong tâmtưởng công chúng phía Bắc như Mùa thu không trở lại, Tóc mây của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu và Phạm Thế Mỹ. Với Ánh Tuyết, mỗi lầntrình diễn ca khúc của các nhạc sĩ chị yêu mến là một lần ngược thờigian tìm lại những thời khắc xưa, khi mà tiếng hát và cảm xúc của ca sĩvà nhạc sĩ đồng vọng. Thường chỉ hát một mình, lần này Ánh Tuyết quyếtđịnh thử kết hợp với Duy Quang. Hai người từ rất lâu cùng lựa chọn mộtdòng âm nhạc nhưng cái duyên hình như phải đợi đến mùa thu này mới đến,với ca khúc rất nổi tiếng của Phạm Duy là bản Tiếng thu (phổthơ Lưu Trọng Lư).

Với Thanh Lam,ngoài những ca khúc quen thuộc của Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn mà chị từngthể hiện thành công, chương trình lần này là một thể nghiệm đặc biệt với bảntình ca đã ra đời và nổi tiếng hơn một nửa thế kỷ trước - Nửa hồn thươngđau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Câu chuyện về ca khúc mang nặng nỗi uhoài này không phải ai cũng nắm tường tận, thế nhưng giai điệu và những catừ mỗi lần được cất lên đều có sức cuốn hút kỳ lạ, đưa thính giả chạm vàotận tầng sâu của nỗi đau, của niềm riêng khắc khoải mà trái tim người nhạcsĩ tài hoa năm nào tưởng chừng đã vỡ nát nếu không có sự cứu cánh bằng âmnhạc.

Ánh Tuyết lần đầu song ca với Duy Quang
Thanh Lam sẽ lần đầu hát "Nửa hồn thương đau". Ảnh: Huy Tân.

Nếu cốnhạc sĩ Đoàn Chuẩn là ông hoàng trong âm nhạc của mùa thu đất Bắc vớimột chút gì đó mang hơi hướng Tây phương ở những sáng tác của mình, thìnhạc sĩ Ngô Thụy Miên lại có thật nhiều sáng tác về mùa thu hết sức tựnhiên, gần gũi mang nặng tâm hồn Việt với tính khái quát rất cao. Nhữngbản thu ca của ông dễ hát, dễ thuộc và đi sâu vào tâm hồn mỗi người lúcnào không hay, bởi lẽ chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của bản thân mìnhtrong đó một cách ngẫu nhiên và thú vị. Ca khúc chủ đề của chương trình- Mùa thu cho em - sẽ do Tùng Dương thể hiện với chất ngẫu hứngthường trực trong tiếng hát cũng như phong cách biểu diễn của anh.

Với ThanhThanh Hiền thì ngoài tác phẩm quen thuộc Thơ tình cuối mùa thu (PhanHuỳnh Điểu), người nữ ca sĩ thanh sắc vẹn toàn còn lựa chọn một ca khúc đãđược sáng tác từ rất lâu, gắn liền với tác phẩm huyền thoại của thi ca ViệtNam đó là bản Chuyện hoa tigon. Chị cho biết mùa thu, đặc biệt làmùa thu Hà Nội, có một sức quyến rũ kỳ lạ. Giữa không gian này, được cất caotiếng hát những nhạc phẩm về mùa thu trong sự yêu mến của khán giả thủ đô làmột hạnh phúc mà bất cứ nghệ sĩ nào cũng mong muốn được đón nhận.

Rất lâu rồimới trở lại thủ đô Hà Nội, Ngọc Sơn muốn được trải nghiệm mùa thu với hìnhảnh người mẹ. Anh chia sẻ rằng, khi miệt mài chạy theo những hình bóng phụnữ trong cuộc đời, để rồi có lúc chợt sững lại nghĩ về mẹ “người đàn bà đầutiên, người đàn bà mãi mãi, không bao giờ phản bội dù cho con ngu dại mộtđời…” như lời một ca khúc nào đó. Anh muốn đem tâm sự của mình gửi gắm tớikhán giả Hà nội qua một sáng tác về mẹ, về một chiều thu trong ký ức ấu thơcủa mình.

Chương trìnhcòn có sự góp mặt của nhạc sĩ Quyền Văn Minh với tiếng saxophone điêu luyệndiễn tả những cung bậc của tiếng thu, của những cảm xúc thu tiền chiến, củamột mùa thu đã lùi xa vào quá vãng mãi mãi theo dòng thời gian.

Theo Ngọc Trần
VnExpress



'Lật mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?
Trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim "Lật mặt", Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.