Dũng Nhi đổ máu, Minh Châu đùng đùng tức giận

Bắt đầu từ 279, buổi chiếu 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1, bộ phim “Bí thư Tỉnh uỷ” chính thức lên sóng. Đây là lần đầu tiên khoán hộ cùng với câu chuyện về người cha đẻ của khoán hộ được thể hiện trên phim một cách chân thực nhất.

Nghệ sĩ Dũng Nhi đãthực sự phải đổ máu khi đóng vai Bí thư Hoàng Kim còn NSƯT Minh Châu - người vàovai Trưởng Ban kiểm tra Tỉnh uỷ, đã có những lần tranh cãi kịch liệt đến mức bỏvai diễn về Hà Nội.

Bắt đầu từ27-9, buổi chiếu 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1, bộ phim “Bí thư Tỉnh uỷ” chínhthức lên sóng. Đây là lần đầu tiên khoán hộ cùng với câu chuyện về người cha đẻcủa khoán hộ được thể hiện trên phim một cách chân thực nhất.

500ngày vất vả

Theo chânđoàn phim những tháng ngày thực hiện bộ phim “Bí thư Tỉnh uỷ” (do Trung tâm Sảnxuất phim Truyền hình Việt Nam sản xuất) tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc mới thấm nỗivất vả của những người làm phim. Đạo diễn, diễn viên, nhân viên đạo cụ, quayphim... tất cả đều lấm láp, mệt phờ như nông dân trong những ngày mùa cao điểm. 

Phó đạo diễnTrọng Khôi cho biết: "Không có cái gì trong tay, chúng tôi phải làm lại tấtcả, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như để có bối cảnh ngôi đình cổ 100năm ở Đồng Tĩnh, đoàn làm phim phải tự tay quét vôi, kẻ khẩu hiệu, rồi đặt vấnđề với Ban quản lý di tích để được cất đi những gì là mới. Mặc dù các cụ đã đồngý, nhưng vẫn phải cẩn thận làm lễ để xin thánh thần phù hộ...".

Họa sĩNguyễn Thương Chất tâm sự, tổ thiết kế do anh phụ trách đã phải vắt óc nghĩ đủmọi cách để "chế" ra các loại đạo cụ với chi phí ít nhất nhưng vẫn phải tái hiệnđúng nhất bối cảnh thời bao cấp. Các anh mày mò tìm đọc tài liệu, hỏi han ngườigià mới hiểu cái cày, xe kéo trâu bánh cao su... thời đó thế nào. Đơn giản nhưcối đá cũng phải đi lùng ở Yên Lạc (cách điểm quay 30km). Một số đạo cụ khôngmượn được ở địa phương, phải chở từ Hà Nội lên.

Dũng Nhi đổ máu, Minh Châu đùng đùng tức giận
Một cảnh trong phim “Bí thư Tỉnh uỷ”

Kinh phí ít,cái gì cũng phải mượn hoặc xin. Vất vả nhất là khi đi mượn một đàn lợn con đểđóng một vài cảnh phim. Thuyết phục mãi chủ nhà mới đồng ý, nhưng khổ nhất làkhi đàn lợn con bị sổng chuồng chạy túa ra mỗi con một ngả, anh em trong đoànphải ùa ra bắt lại nếu không mất con nào sẽ phải đền. Ôm được chú lợn con vàongười, ai nấy cười tươi như hoa.

Đổ máuvà tranh cãi

Nghệ sĩ DũngNhi đã thực sự phải đổ máu khi đóng vai Bí thư Hoàng Kim. Đó là lần quay cảnh Bíthư bừa ruộng. Cảnh quay này Dũng Nhi phải tập cày, bừa, đi chân đất mà ruộnglại rất nhiều ốc bươu vàng. Đang diễn thì anh bị vỏ ốc đâm vào chân đau nhói,lật ngón chân lên, cả đoàn phát hoảng khi thấy chân anh máu chảy xối ra hòa vàonước ruộng.

Anh em trongđoàn vội băng bó và yêu cầu Dũng Nhi nghỉ một vài ngày để dưỡng vết thương. Đangnhập tâm vào nhân vật, hơn nữa không muốn cả đoàn làm phim bị ngắt quãng nên anhquyết không nghỉ và tiếp tục vào vai. Thấy Dũng Nhi "cứng đầu", anh em trongđoàn đành để anh tiếp tục lội ruộng diễn.

Còn nghệ sĩưu tú Minh Châu - người vào vai bà Thường - Trưởng Ban kiểm tra Tỉnh uỷ, đã cónhững lần tranh cãi kịch liệt với đạo diễn phim đến mức bỏ vai diễn trở về HàNội. Chị nhớ lại: "Trước khi phim bấm máy, anh Trọng mời tôi vai bà Thường.Lúc đó anh Trọng có hứa chắc như đinh đóng cột là sẽ có người hóa trang cho tôi.

Thế nhưngkhi lên đến trường quay, không hề có người hóa trang và đạo diễn nói rằng cácdiễn viên phải cố gắng tự xoay xở. Ai đời, tóc tôi uốn xoăn mà bây giờ phải vấn,phải có người hóa trang thì tôi mới làm được chứ nếu không thì tôi chịu chết.Không hóa trang được thành bà nông dân thì tôi không thể nào đóng được vai bàThường. Tôi đùng đùng tức giận bảo sẽ không đóng phim nữa".

Nói thếnhưng rồi khi trở về Hà Nội, chị lại thấy day dứt về quyết định của mình, thế làlại tìm đến các cửa hàng uốn tóc, nhờ họ chỉ cho cách vấn tóc thế nào để ra dángmột bà nông dân chính hiệu. Đây cũng là bộ phim lần đầu tiên Minh Châu “trổ tài”hút thuốc lào, chị bảo nhờ có kỹ năng diễn xuất nên cảnh quay chị hút thuốc làothành thục không kém gì nam giới mà không phải hít một tý khói nào vào phổi.

Xem đểnhớ và suy ngẫm

“Bí thư Tỉnhuỷ” là bộ phim được đầu tư công sức, thời gian vào hàng “kỷ lục” của VFC. PhóTổng giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn là người đọc, ký duyệt vào tập kịch bản dàyhàng ngàn trang. Một đội ngũ hàng trăm con người đã được huy động để phục vụ chophim từ lúc xây dựng bối cảnh đến quá trình làm hậu kỳ.

Nông thônmiền Bắc những năm 1960 đã hiện hình trên phim, tuy không được như thật 100%nhưng đạo diễn Quốc Trọng tự tin đánh giá được khoảng 60-70%. Điều quan trọng làcâu chuyện về một thời lịch sử, về một quãng thời gian đồng ruộng, làng quê phảioằn mình trong đói khổ đã được nhắc nhớ để khán giả sẽ thấy biết ơn một conngười - cố Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Kim Ngọc - cha đẻ của “khoán hộ”.

Ông TrầnĐăng Tuấn - Phó Tổng giám đốc VTV chia sẻ: “Có thể phim chính luận sẽ khônghấp dẫn khán giả trẻ nhưng chúng tôi tin, xem bộ phim này, khán giả sẽ thấy đượcchân dung của một người Cộng sản chân chính”.

Nghệ sĩ Dũng Nhi: “Trong phim, tôi nhớ ông Bí thư Tỉnh ủy có nói một câu: "Nếu để đánh đổi chân lý riêng của tôi lấy sự khởi sắc của nền nông nghiệp, đời sống của người nông dân no ấm, bát cơm của họ đầy hơn thì tôi sẽ làm". Ông là người nói là làm, không đứng trên bờ chỉ tay năm ngón... Phim tôi tin nhiều người sẽ phải nhìn lại mình”.

Nghệ sĩ ưu tú Mai Hoa: “Đóng xong phim “Bí thư Tỉnh uỷ”, tôi cũng đã nhanh chóng hoàn tất "khóa học" làm ruộng một cách thuần thục, vào các cảnh trong phim, tôi đã tự tay cấy, đập lúa thành thục... Thực sự đây là một phim cho tôi nhiều trải nghiệm”.

Nhà văn Thùy Linh- Phó Giám đốc VFC: “Tôi nhận được một số lá thư từ TP. HCM viết: Tôi hoàn toàn tin tưởng ở cái tâm và nhiệt huyết của tổ làm phim. Các bạn quyết "phủi bụi thời gian" trả lại giá trị của một số nhân vật đáng kính và đáng tự hào của cách mạng đã bị lãng quên"; hay: "Tôi không tin là tất cả mọi người sẽ yêu thích nhân vật này, nhưng tôi hy vọng mọi người sẽ tin trong đời này còn có những người như ông". Đó là những lời động viên quý báu cho đoàn phim”.

Theo Nông thôn Ngày nay

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.