Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Tiếp tục các hoạt động văn hoá nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, tối 410, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ diễn ra chương trình Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long Hà Nội với chủ đề “Thăng Long mở hội tìm lại dấu xưa”.

Tiếp tục các hoạt động vănhoá -nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, tối 4/10, tại Vườn hoaLý Thái Tổ diễn ra chương trình Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long - HàNội với chủ đề “Thăng Long mở hội- tìm lại dấu xưa”.

Cơn mưa to tối 4/10 đã khôngngăn được các khán giả thủ đô yêu thích các điệu múa cổ đến với đêm diễn“Thăng Long mở hội -  tìm lại dấu xưa”. Thông qua các điệu múa, người xem đãđi hết chiều dài lịch sử từ thủa lập nước tới thời đại Hồ Chí Minh. Một bứctranh nghệ thuật dân gian đặc sắc kết hợp với phong cách đương đại đã làmcho những khán giả khó tính nhất thật sự hài lòng với đêm diễn.

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Múa Giảo Long kể về tích chàng trai họ Hoàng giết Giảo Long cứu con vua Lý Thái Tông

Chương trình gồm 9 tiết mụcmúa cổ đặc trưng của từng địa phương tại Hà Nội kèm theo đó là 2 màn múa mởmàn và kết thúc của các nghệ sĩ múa chuyên nghiệp. Đây là 2 màn sáng tác mớido chủ tịch hội nghệ sĩ múa Hà Nội, ông Nguyễn Văn Bích biên đạo và do cácsinh viên đến từ trường cao đẳng múa nghệ thuật Việt Nam trình bày.

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Trời mưa nặng hạt nhưng cũng không ngăn nổi khán giả thủ đô đến với đêm diễn

Mỗi tiết mục múa cổ lại mangmột ý nghĩa khác nhau, gắn liền với những điển tích hoặc sinh hoạt văn hóa,tâm linh của người xưa. Như múa Giảo Long nói về chuyện con gái vua Lý TháiTông du thuyền trên sông Thiên Đức bị Giảo Long hãm hại, làng Lệ Mật cóchàng trai họ Hoàng xin nhà vua đi giết Giảo Long cứu công chúa. Chàng traichiến thắng trở về được vua ban thưởng chức tước, vàng bạc, châu báu...nhưng chàng trai không nhận chỉ xin mở mang vùng đất phía Tây Thăng Long lậpra vùng Thập Tam Trại.

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Lửa thiêng Hà Nội

“Thăng Long mở hội – tìm lạidấu xưa” được chia làm 3 chương dựng lên một bức tranh phác hoạ Thăng Long -Hà Nội từ thuở sơ khai hoang sơ sau đó được đi qua các thời kỳ, mỗi thời kỳđược khắc hoạ bởi những phong tục tập quán lễ hội đặc sắc riêng biệt.

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Trống hội

Phần sau cùng là cuộc sốngcủa Hà Nội ngày nay được đánh dấu bởi sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng làchiến thắng mùa hoa đào của vua Quang Trung và giải phóng thủ đô Hà Nội.Trong phần này đồng thời cũng xây dựng một Hà Nội trong thời điểm hội nhậpquốc tế vươn tới tương lai.

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Múa Hội Thánh Gióng


Bức trang cổ kim về Hà Nội được xây dựng bằng các màn vũ đạo vô cùng đặc sắcgồm có những điệu múa như múa Bài bông, trống đồng, chạy chữ giải oan, tinhkết, lục cúng… đã làm nên một đêm diễn vô cùng đặc sắc đối với nhân dân thủđô trong những ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Múa Bồng của làng Triều Khúc - Thanh Trì

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Bài Bông

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Xếp Chữ

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Giải oan thích kết

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Chạy cờ

Khán giả Hà Nội đội mưa xem múa cổ

Thăng Long chiến thắng - Thành phố hòa bình

 
 

Theo VOV


 
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.