Nghệ sĩ “bắt lỗi” nhà báo

Giới trong nghề thường ghen tị với cánh phóng viên văn hóa vì các nghệ sĩ thường niềm nở với báo chí nên dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghệ sĩ cũng mở lòng mà nguyên do là... tại nhà báo mà ra!

Giới trongnghề thường ghen tị với cánh phóng viên văn hóa vì các nghệ sĩ thường niềm nởvới báo chí nên dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghệ sĩ cũng mởlòng mà nguyên do là... tại nhà báo mà ra!

>>
 >>
 >>

Nhiếp ảnhgia Chu Chí Thành: "Báo chí cần sự công tâm"

Nhiếp ảnh giaChu Chí Thành không chỉ là một nghệ sĩ, ông còn là một nhà báo nhiều năm gắn bóvới TTXVN trong vai trò của một phóng viên ảnh, đồng thời còn ở cương vị của mộtnhà quản lý - nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN. Là người từng trải, lạiở nhiều vị trí khác nhau, có nhiều ý kiến sâu sắc nên ông cũng là một trongnhững nhân vật được cánh phóng viên văn hóa "săn đón".

Nghệ sĩ “bắt lỗi” nhà báo
 

Đọcnhiều, tiếp xúc nhiều với báo chí, ông đánh giá một trong những lỗi hay mắcphải của nhà báo là nhìn nhận vấn đề thiên lệch, dẫn đến việc đưa ra nhữngđánh giá hết sức chủ quan. Lấy ví dụ về việc nghệ sĩ nhiếp ảnh VN tích cựctrở thành thành viên của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế FIAP. "Chúngta đã tham gia vào một sân chơi quốc tế nhưng sân chơi này như thế nào thìcòn rất nhiều người không hiểu. Ngay cả báo chí cũng ít có điều kiện tiếpxúc để hiểu về FIAP", ông nói.

Nghệ sĩ lãolàng cũng đưa ra dẫn chứng, có một số nghệ sĩ, nhà báo phản bác và chỉ tríchrằng, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN là một tổ chức chuyên nghiệp nhưng lại gia nhậpmột tổ chức không chuyên, như thế là hạ thấp vị trí, giá trị của mình. Ngay cảchuyện sau khi giành được mấy giải thưởng của FIAP, một số nhà phê bình đã mượnbáo chí để chê, nhiếp ảnh gia VN "ngộ nhận", tưởng cứ nhận giải là giỏi lắmnhưng thực chất vẫn thua xa thế giới.

 Nhiếpảnh gia Chu Chí Thành bày tỏ: "Tôi nghĩ đó là một cái nhìn hết sức thiên lệch vàđịnh kiến. Điều quan trọng là FIAP muốn đem nghệ thuật nhiếp ảnh phổ quát khắpthế giới". Theo ông, đánh giá nghệ thuật, đánh giá phương hướng nghệ thuật làrất khó. Chúng ta đánh giá song phải khách quan. Và quan trọng hơn, theo ông,khi viết bài phê bình hãy đứng ở góc độ của người làm nghề để cân nhắc, phê phánnhưng là để hướng dẫn và động viên chứ không phải ồn ào gây chuyện để được nổidanh trên mặt báo

Diễnviên Xuân Bắc: "Cần có trách nhiệm với chính tác phẩm của mình" 

Là một ngườinổi tiếng, được đông đảo công chúng mến mộ song Xuân Bắc rất gần gũi đối với báochí chứ không "chảnh". "Thoải mái, dễ gần" là nhận xét của nhiều nhà báo sau khitiếp xúc với anh. Bởi thế, nếu những phóng viên mới vào nghề còn e ngại sự nổitiếng của anh, gọi điện 3, 4 lần mà vẫn chưa hẹn gặp được Xuân Bắc thì cũng đừngnản lòng bỏ cuộc sớm vì anh bận thực sự.

Nghệ sĩ “bắt lỗi” nhà báo
 

Một điểm nữaở Xuân Bắc là anh rất tôn trọng ngòi bút của phóng viên. Từ xưa đến nay, chưabao giờ phóng viên viết xong phải đưa bài qua cho anh chỉnh lại rồi mới đăng vìtheo anh, việc chỉnh sửa sẽ làm bài viết thay đổi theo "ý đồ" của nghệ sĩ. Tuynhiên, có một quy tắc đối với Xuân Bắc là cái gì chia sẻ được anh sẵn sàng mởlòng, còn đối với những chuyện anh đã "đóng" và "vứt chìa khóa" đi nơi nào đórồi thì tốt nhất không nên cố khai thác.

Thường xuyêntheo dõi thông tin trên báo chí, anh nhận thấy nhiều bài viết vẫn còn khá dễdãi, từ nội dung, cách viết, cách đặt vấn đề đến cách giải quyết vấn đề. Songlỗi theo anh không phải của phóng viên mà người chịu trách nhiệm chính là ngườiđứng đầu của tòa soạn báo.

Bên cạnh đó,đánh giá về cách đặt "tít" (title – tiêu đề) báo hiện nay, theo Xuân Bắc, cónhững tít nâng tầm người được phỏng vấn, có tít vùi dập, có tít khiến người tanghĩ khác và có tít kích thích sự tò mò của độc giả nhưng lại hạ thấp giá trịngười trả lời. Anh cũng dự đoán cách làm báo như thế sẽ không tồn tại lâu. "Cónhiều người nói chuyện với tôi rằng càng tít giật gân càng không đọc vì họ bịmắc lừa nhiều quá", anh tâm sự.

Theo quanniệm của Xuân Bắc, mỗi bài báo cũng giống như tác phẩm của người nghệ sĩ, ngoàitư tưởng chủ đề còn gắn với thông điệp và nhận thức của người viết. Nhận thứcvới nghề, với xã hội, văn hóa của cá nhân cũng như nét văn hóa của người đó vớicuộc sống. Điều quan trọng nhất, theo anh nhà báo cũng phải có trách nhiệm vớichính "đứa con tinh thần" của mình.

Nhạcsĩ Dương Thụ: "Nhà báo phải có văn hóa nền"  

Nhạc sĩ DươngThụ không chỉ được biết đến trong vai trò của một người sáng tác nhạc, với rấtnhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng, ông còn là một cây bút được nhiều báo đặthàng. Tuy nhiên, dưới góc độ của một nghệ sĩ, nhiều nhà báo thường kêu ca phànnàn rằng tác giả của những tình khúc lãng mạn lại khá khó tính. Thực ra, nếulắng nghe những giãi bày của nhạc sĩ Dương Thụ mới thấy cái "khó tính" đó hoàntoàn là dễ hiểu.

Nghệ sĩ “bắt lỗi” nhà báo
 

Theo nhạcsĩ, một số nhà báo thường hay quá lời khi ca tụng. "Có một nữ nhà báo đếngặp và trò chuyện với tôi, sau đó gọi điện báo cho tôi báo đã ra. Tôi giậtmình khi chị ấy lại viết rằng tôi "viết nhạc để hiến dâng cho đời". Có lẽchị ấy nghĩ tôi chắc là người cao quý lắm nhưng thực sự thì khi xem xong,tôi cảm thấy rất xấu hổ", nhạc sĩ chia sẻ.

Đó không phảilà lần duy nhất khiến nhạc sĩ Dương Thụ "sợ" cánh nhà báo. Ông nhớ lại khi làmchương trình Chat với Mozart của Mỹ Linh, đây là album đầu tiên có sự hòa trộncủa dòng nhạc cổ điển với phong cách nhạc nhẹ hiện đại. Tuy nhiên, có nhà báophỏng vấn ông lại không ngần ngại đặt câu hỏi rằng, có phải ông làm Chat vớiMozart để đánh bóng tên tuổi hay không?

 "Dườngnhư người phỏng vấn không biết gì về tôi và cũng không ý thức được họ là ai nênđã vô tình xúc phạm người được phỏng vấn. Tôi lúc ấy chỉ biết lễ phép: “Thưachị, liệu tôi có thể được phép không trả lời không ạ?", nhạc sĩ bức xúc nói. Ôngcũng khẳng định, làm phóng viên văn hóa thì văn hóa nền phải hơn những ngườibình thường. Một phóng viên văn hóa viết về âm nhạc, hội họa hay các bộ môn nghệthuật khác thì không thể “mù tịt”, không có chút kiến thức nào về các lĩnh vựcđó. Ông cũng nhấn mạnh, văn hóa nền của một phóng viên không thể hiện ở việcviết blog để thể hiện mình; là chạy theo các tin "lá cải" hay thích làm quen vớinghệ sĩ để huênh hoang.

>>
 >>
 >>

Theo BĐVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.