Những màn trả lời "thốn đến tận rốn" trong chương trình Ai là triệu phú

Cô gái không biết canh cua nấu với gì, chàng thanh niên không biết tới mũ lưỡi trai và cô hiệu trưởng "nổ" quá mức khiến nhiều người cảm thấy "cạn lợi" với những người chơi có một không hai của chương trình truyền hình Ai là triệu phú.

Cô gái không biết canh cua nấu với gì, chàng thanh niên không biết tới mũ lưỡi trai và cô hiệu trưởng "nổ" quá mức khiến nhiều người cảm thấy "cạn lợi" với những người chơi có một không hai của chương trình truyền hình Ai là triệu phú.

Người chơi "Ai là triệu phú" phải sử dụng hai quyền trợ giúp ngay từ hai câu đầu

Vào tối qua, ngày 22/11/2016, khán giả truyền hình cả nước lại được một phen bất ngờ với phần thi của người chơi tên Phạm Thị Quyên đến từ Hà Nội trong chương trình "Ai là triệu phú". Cô gái trẻ này hiện đang là kĩ sư tại một công ty khá lớn.

Ở câu 1 khi được hỏi 'El Nino là gì?', trước 4 đáp án gợi ý đưa ra, Quyên ngay lập tức cho rằng câu hỏi khó và cho hay 'chưa nghe đến câu này bao giờ'. Cô cũng tưởng đó là tên một loại sữa khiến MC Lại Văn Sâm chỉ còn biết cười nói: "Cái gì cũng quy về đồ ăn hết thế à?".

MC kỳ cựu gợi ý Quyên có thể hỏi khán giả trong trường quay và khẳng định đa số họ sẽ giúp ngay lập tức. Cuối cùng trước câu hỏi này, 92% khán giả trong trường quay đã trả lời đúng với cùng đáp án là "Một hiện tượng thời tiết'.

Chưa dùng lại ở đó, ngay khi MC Lại Văn Sâm đọc câu hỏi thứ 2: "Người ta thường nấu canh cua với cái gì?", cô gái 24 tuổi đã cảm thán: "Ôi! Cháu chưa nấu canh cua bao giờ. Ôi sao khó thế ạ". Cô cũng khẳng định đã ăn canh cua nhưng không biết trong đó cho vị gì và người ta nấu với cái gì.

Tiếp tục dùng sự trợ giúp thứ 2 là gọi điện thoại cho người thân nhưng số điện thoại Quyên đưa ra lại nhầm sang người trợ giúp khác khiến MC Lại Văn Sâm lúng túng.

Hiện đoạn clip phần thi của người chơi này đang được chia sẻ rất nhiều với những bình luận hài hước của dân mạng về người chơi dễ thương này.

Nam thanh niên 'kém thông minh' của năm trong chương trình Ai là triệu phú

Trước đó, các trang mạng xã hội đồng loạt chia sẻ một đoạn clip ngắn trong chương trình Ai là triệu phú.

Điều đặc biệt, sự xuất hiện của nhân vật trong đoạn clip này đã khiến tất cả phải choáng váng khi sử dụng sự trợ giúp ngay từ câu hỏi đầu tiên.

Theo đó, ngay từ câu hỏi đầu tiên của nhà báo Lại Văn Sâm 'Đâu là tên một loại mũ?' với 4 đáp án: lưỡi hái (A), lưỡi trai (B), lưỡi lê (C), lưỡi rắn (D), người chơi đã sử dụng ngay sự trợ giúp hỏi ý kiến khán giả trong trường quay.

Thậm chí nặng lời hơn là những ý kiến như 'Mũ lưỡi trai là từ thông dụng được dạy trong sách giáo khoa hình như ở cấp 1 đó'; 'kém thông minh hơn cả học sinh lớp 3' hay 'chắc cô giáo quên dạy'...

Theo tìm hiểu, video này là cắt đoạn của chương trình 'Ai là triệu phú' phát sóng từ ngày 26/4/2016, người chơi là T.V. Tiền (Kỹ sư Hóa dầu, 26 tuổi, quê Bình Định, làm việc tại TP.HCM).

Chỉ ngắn ngủi vài chục giây thôi nhưng có thể là sự tranh cãi đến hàng triệu giây sau này

Cô hiệu trưởng “ăn gạch đá” vì “nổ quá đà” trong Ai là triệu phú?

Trong chương trình "Ai là triệu phú?", phát sóng tối ngày 14/6/2016, cô Nguyễn Thị Kim Liên, hiệu trưởng của trường Tiểu học Phù Ninh – Phú Thọ đã khiến nhiều khán giả bất ngờ khi trả lời 8 câu hỏi thì 4 câu phải nhờ trợ giúp.


Câu trả lời "Nghĩa trang Hàng Dương nằm ở Quảng Trị" của cô Liên đã gây tranh cãi trong cộng đồng mạng những ngày qua.

Nhiều người cho rằng lẽ ra một giáo viên bình thường thuộc khối tiểu học phải biết kiến thức này. Nghĩa trang Hàng Dương, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã quá nổi tiếng bởi là nơi yên nghỉ của người anh hùng Võ Thị Sáu.

Trả lời với PV, cô Kim Liên cho biết phần thi gặp nhiều lúng túng bởi cô rất run. "Cuộc thi đã diễn ra rồi, nhiều đồng nghiệp và phụ huynh thấu hiểu tôi. Nhưng trước những bình luận ác ý, tôi đã khóc và thức trắng nhiều đêm vì suy nghĩ. Nhưng tôi quan niệm, đây là một cuộc chơi và nên thoải mái, chơi hết mình, không cần giấu điều gì. Ai ngờ, sự việc bị thổi lên quá lớn”, cô giáo tâm sự.

Trả lời sai câu hỏi "Ai là triệu phú", sinh viên trường 'top' bị chê

Câu hỏi như sau: "Định lý Vi-et được áp dụng trong lĩnh vực nào?" và 4 lựa chọn được đưa ra là: Vật lý, Toán học, Sinh học và Hóa học. Người chơi tỏ ra bối rối trước câu hỏi này và quyết định sử dụng sự trợ giúp của tổ tư vấn tại trường quay.

3 nam thanh niên trong đó có một sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, một sinh viên Học viện Ngân hàng đều đưa ra câu trả lời là "Vật lý", và dĩ nhiên người chơi cũng chọn phương án này theo sự trợ giúp của tổ tư vấn.

Tuy nhiên, đáp án đúng mà chương trình đưa ra là "Toán học". 

Clip thu hút 1,3 triệu lượt xem. Nhiều người khi xem xong, cũng thừa nhận chính mình cũng phân vân trước các lựa chọn mà chương trình đưa ra. 

Thậm chí, có độc giả còn cho rằng định lý Vi-et được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực, chứ không riêng gì lĩnh vực Toán học như đáp án đưa ra. 

Một số ý kiến cho rằng, việc không nhớ chính xác định lý Vi-et thuộc lĩnh vực nào là chuyện bình thường, không nhất thiết phải nhớ chính xác những kiến thức học trong nhà trường. Đặc biệt là khi giáo dục Việt

Giáo viên không biết 'ông Địa' trong trò chơi dân gian

Trong chương trình phát sóng tối 1/11, người chơi Nguyễn Thị Hoa (25 tuổi, giáo viên ở Quảng Ninh) không biết đáp án cho câu hỏi: "Ông Địa thường xuất hiện trong trò chơi dân gian nào?". Chị dùng quyền trợ giúp hỏi ý kiến khán giả và vượt qua câu hỏi thứ năm.

Trên mạng xã hội, nhiều người nhận định hình ảnh ông Địa gắn liền tuổi thơ của trẻ em Việt Nam, hầu như ai cũng biết. Người chơi là giáo viên dạy Ngữ văn nên việc không biết câu trả lời được cho là phổ thông này khiến nhiều bạn bất ngờ.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng ngồi trên "ghế nóng", trước máy quay, người chơi dễ mất bình tĩnh và luống cuống, không phải ai cũng làm chủ được tình huống.

Theo Tintuconline (tổng hợp)

ai là triệu phú

chương trình truyền hình

tình huống hài hước


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.