- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cấm học thêm tạo ra 'thị trường đen' khiến phụ huynh càng khổ
Các chính sách ngăn cấm hoạt động dạy thêm ngoài trường học của Trung Quốc nhằm giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình, nhưng đối với nhiều phụ huynh trung lưu, nỗ lực này phản tác dụng.
Tháng 7/2021, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm các tổ chức giáo dục tư nhân dạy thêm thu lợi nhuận với những môn học được dạy trong nhà trường.
Mục tiêu của chính sách gồm giảm gánh nặng cho các gia đình phải chật vật chi trả học phí; và kiềm chế sự mở rộng tràn lan nguồn vốn trong ngành công nghiệp giáo dục tư nhân đã đạt giá trị 100 tỷ USD (khoảng 2,4 triệu tỷ đồng).
Chính sách “giảm kép” này đã khiến hàng loạt tổ chức dạy học rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc phá sản, đồng thời làm "bốc hơi" hàng tỷ đô la từ giá trị thị trường của các công ty niêm yết, dẫn đến hàng chục nghìn người mất việc.
Học sinh tiểu học làm bài tập tại trung tâm dạy thêm ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc (hình ảnh chụp ngày 27/2/2019). Ảnh: Xinhua
Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn với phụ huynh tại các thành phố, bao gồm Thượng Hải và Thâm Quyến cho thấy chi tiêu cho việc học thêm ngoài trường thực sự tăng ở nhiều hộ gia đình. Các cha mẹ mong muốn giúp con tiến bộ trong học tập phải tìm đến các dịch vụ học thêm ngầm đắt đỏ, đang nở rộ khắp cả nước.
Điều này cho thấy, sau 2 năm thực hiện, chiến dịch siết chặt việc dạy thêm của Trung Quốc không đạt mục tiêu đề ra. Nó cũng làm nổi bật những thách thức Trung Quốc phải đối mặt trong việc giải quyết một số vấn đề lâu dài, đặc biệt là tỷ lệ sinh giảm và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.
Nhiều người đặt câu hỏi về hiệu quả của lệnh cấm này khi hệ thống thi tuyển sinh, trong đó các trường trung học và đại học chỉ nhận học sinh dựa trên điểm số từ các kỳ thi một lần mỗi năm, vẫn tồn tại. Kỳ thi đại học của Trung Quốc, hay còn gọi là gaokao, nổi tiếng cạnh tranh khốc liệt, với hơn 10 triệu học sinh dự thi mỗi năm. Việc vào được các trường đại học danh tiếng thường có nghĩa là cơ hội kiếm được công việc lương cao hơn, vì vậy nhu cầu luyện thi vẫn rất mạnh mẽ.
“Gánh nặng của chúng tôi chẳng giảm chút nào”, chị Sarah Wang, bà mẹ 40 tuổi đang làm việc ở một công ty thương mại điện tử tại Thượng Hải cho biết.
Hiện nay, chị chi nhiều hơn 50% so với trước đây vào các buổi gia sư trực tiếp cho cô con gái duy nhất đang học lớp 5. Khi con vào trung học và đăng ký thêm nhiều môn khó như Vật lý, người mẹ ước chừng chi phí học thêm, hiện khoảng 300-400 NDT mỗi buổi (khoảng 1 triệu-1,38 triệu đồng), sẽ tăng.
Theo The Straits Times, những phụ huynh trung lưu ở các vùng khác tại Trung Quốc cũng có chung trải nghiệm, thậm chí một số người còn phải trả chi phí cao hơn. Nhiều gia sư, vốn dạy các lớp đông học sinh ở những công ty giáo dục lớn, giờ chuyển sang dạy nhóm nhỏ hoặc một kèm một để tránh bị chính quyền phát hiện. Để bù đắp việc giảm học viên, nhiều người thu phí cao hơn.
Chị Cathy Zhu, một chuyên gia tài chính ở độ tuổi 40, làm việc tại Thượng Hải, cho biết, lớp học thêm Toán của con trai chị đã tăng giá gần gấp đôi mỗi buổi.
“Chừng nào hệ thống tuyển sinh vào trung học phổ thông và đại học còn tồn tại, hoàn toàn không thể giảm thiểu học thêm được”, chị nói.
Có một số lớp học thêm trực tuyến quy mô lớn được phép tổ chức và có mức học phí rẻ hơn đáng kể, nhưng nhiều phụ huynh trung lưu không ưa chuộng vì lo ngại các lớp học này không hướng dẫn và giám sát đầy đủ.
Học phí học kèm riêng, hiện vượt mức 100.000 NDT mỗi năm tại các thành phố như Thượng Hải, đang bị cho là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, bao gồm tỷ lệ sinh thấp và bất bình đẳng gia tăng. Theo các nhà phân tích, chi phí nuôi dạy con ngày càng tăng, cùng với giá nhà ở cao ngất ngưởng, khiến giới trẻ ngại kết hôn và sinh con. Các gia đình nghèo không đủ khả năng chi trả cho việc học thêm tư nhân, và điều này có thể khiến con cái họ gặp bất lợi trong học tập và sau này là trong sự nghiệp.
Tính cạnh tranh trong kỳ thi gaokao và sự mở rộng nhanh chóng của các trường đại học tại Trung Quốc trong hai thập kỷ qua cũng dẫn đến tình trạng dư thừa sinh viên tốt nghiệp nhưng thiếu kỹ năng nhà tuyển dụng cần. Cử nhân ngày càng khó tìm được công việc văn phòng trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu, khiến chính phủ phải kêu gọi đẩy mạnh đào tạo nghề.
"Đó là hệ quả từ sự mở rộng tràn lan và không bền vững của hệ thống giáo dục đại học, nhằm đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh về việc con cái mình không phải làm công việc chân tay để kiếm sống”, nhà phân tích độc lập Andy Xie, cựu chuyên gia kinh tế khu vực châu Á của Morgan Stanley tại Hồng Kông, viết trong bài đăng báo hồi tháng 7/2024. “Giải pháp là cần điều chỉnh kỳ vọng của phụ huynh”, ông nói.
Khi chiến dịch “giảm kép” triển khai tròn hai năm vào cuối tháng 11/2024, các cơ quan chức năng trên khắp Trung Quốc tăng cường giám sát lĩnh vực dạy thêm. Trong một bài đăng gần đây, tờ China Education Daily, đã cảnh báo việc các gia sư cung cấp dịch vụ học thuật trái phép, được ngụy trang thành những chương trình phi học thuật như hát hoặc vẽ.
Tại thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy ở phía đông Trung Quốc, chính quyền địa phương đã tiến hành 77 cuộc đột kích vào các cơ sở giáo dục ngày 28/6/2024, theo báo cáo của Nhân dân Nhật báo. Báo cáo cho biết nhiều cơ sở vi phạm quy định đã hoạt động trong các khách sạn và tòa nhà chung cư, tổ chức dạy thêm dưới hình thức "tư vấn giáo dục".
Giang Tô, một tỉnh ven biển giàu có giáp Thượng Hải, gần đây tiếp tục chiến dịch truy quét các lớp học thêm trái phép, được ngụy trang thành các hoạt động như "dịch vụ gia đình" hoặc "tư vấn". Chiến dịch "giảm kép" trong hai năm qua đã giảm số lượng các công ty dạy thêm sau giờ học tại tỉnh này từ gần 9.000 xuống chỉ còn 205.
Tỉnh Phúc Kiến, nằm ở phía đông nam Trung Quốc, cũng triển khai chiến dịch tương tự, huy động ủy ban khu dân cư để kiểm tra các hoạt động dạy thêm, bao gồm cả trại hè. Chính quyền địa phương kêu gọi người dân liên hệ với các văn phòng chính phủ để báo cáo những trường hợp dạy thêm bất hợp pháp.
Trong khi đó, thông tin từ Reuters hồi cuối tháng 11 cho biết, Trung Quốc đang âm thầm nới lỏng các quy định đối với những công ty giáo dục tư nhân trong nỗ lực tìm cách hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại.
Dù quan chức chính phủ chưa công bố bất kỳ thay đổi chính sách nào, nhưng các báo cáo cho biết nhà hoạch định chính sách hiện cho phép ngành dạy thêm phát triển trở lại. Các chuyên gia trong ngành nhận định, những nỗ lực này nhằm thúc đẩy tạo thêm việc làm.
Lynn Song, một nhà kinh tế học cho biết Trung Quốc khó có thể thừa nhận rằng chiến dịch truy quét dạy thêm "đã quá mạnh tay", nhưng các quy định sẽ được nới lỏng. Ông nói: "Môi trường chính sách tổng thể đã thay đổi từ việc hạn chế sang hỗ trợ, vì mục tiêu chính hiện nay là ổn định kinh tế".
Theo VietNamNet
-
Giáo dục3 giờ trướcThiết kế vi mạch, kỹ thuật cơ khí, phi công là 3 ngành nghề có mức thu nhập lên đến tiền tỷ mỗi năm.
-
Giáo dục4 giờ trướcVĩnh Phúc, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá là những địa phương có tỷ lệ thí sinh tham dự đoạt giải học sinh giỏi quốc gia cao nhất năm học 2024 - 2025.
-
Giáo dục8 giờ trướcTùy vào từng cơ sở dạy thêm hoặc lớp dạy thêm sẽ có mức thu tiền học phí nhau và số tiền này đều được thông báo công khai.
-
Giáo dục9 giờ trướcTừng được cả làng góp tiền cho vào đại học, sau khi thành danh tỷ phú, ông Lưu Cường Đông quyết định trở về quê báo đáp.
-
Giáo dục10 giờ trướcNhiều tỉnh thành chính thức công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10, năm học 2025-2026 là môn tiếng Anh.
-
Giáo dục11 giờ trướcBên cạnh một số trường đại học bỏ xét học bạ từ năm 2025 thì nhiều trường vẫn dành vài nghìn chỉ tiêu để tuyển theo phương thức này.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo quy định mới, tổ chức hoặc cá nhân muốn tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
-
Giáo dục1 ngày trướcCon của bạn tôi đi học thêm tất cả các ngày trong tuần, có ngày vài ca nhưng chuyên ngồi cuối lớp và chơi game. Điểm vẫn thấp, vẫn lười và thi rớt tốt nghiệp.
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo các chuyên gia, không phải bất kỳ ai hay thời điểm nào cũng cần thiết phải đi học thêm. Nhưng thực tế, nhiều phụ huynh có tâm lí sợ con thua thiệt nên ngay từ bậc mầm non đã tìm lớp để học. Có những đứa trẻ vắt kiệt sức ở lò luyện mỗi tối lẫn cuối tuần, không có cả ngày nghỉ.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrần Anh Minh, nam sinh lớp 7 ở TP Hà Tĩnh gây ấn tượng khi giành giải nhất cấp tỉnh môn Tin học tại kỳ thi HSG lớp 9. Em cho biết, mình hoàn thành bài thi chỉ mất 1/2 thời gian và đạt 18,3 điểm.
-
Giáo dục2 ngày trướcHình ảnh một thầy giáo tay cầm xấp tiền phát cho mỗi học sinh 1 triệu đồng được lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người quan tâm. Hiệu trưởng trường học đã thông tin với VietNamNet thực hư về thông tin này.
-
Giáo dục3 ngày trướcNhiều học sinh có điểm thi, kết quả học kỳ I không như kỳ vọng, khiến phụ huynh từ ngỡ ngàng đến thất vọng.
-
Giáo dục3 ngày trướcHàng trăm sinh viên sư phạm được nhà trường chuyển vào tài khoản hơn 127 triệu đồng, là tiền hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116/2020.
-
Giáo dục3 ngày trướcCá nhân, tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường mà không đăng ký kinh doanh có thể bị phạt hành chính từ 5 đến 100 triệu đồng.