- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con chuyển từ trường tiểu học công lập sang trường quốc tế, sau 2 năm THAY ĐỔI "ngã ngửa": Bà mẹ rút ra loạt kinh nghiệm hữu ích
"Liều mình" cho con trai đi học xa từ năm lớp 3, bà mẹ này nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Trên diễn đàn Zhihu có một topic tạo sự chú ý và tranh luận: Bạn cảm thấy thế nào khi cho con học trường quốc tế? Một tài khoản có tên Yuemu Ivy đã chia sẻ trải nghiệm sau 2 năm chuyển con trai từ trường công sang trường quốc tế. Bà mẹ này cũng kể chi tiết quá trình chọn trường cho con:
Con trai tôi năm nay học lớp năm. Một năm trước, tôi đã chuyển cháu từ một trường tiểu học công lập bình thường ở Trung Quốc sang một trường quốc tế.
Trước tiên hãy nói về hoàn cảnh gia đình: Chúng tôi ở Thâm Quyến, chồng tôi về Trung Quốc lập nghiệp sau khi học xong thạc sĩ ở Canada, tôi làm việc ở một công ty nước ngoài, nhưng khi đó do công việc quá vất vả nên chồng tôi từ chức. Chúng tôi bắt đầu tập tành kinh doanh. Công việc thực sự khó khăn và chỉ cải thiện trong vài năm trở lại đây. Dù đều rất bận rộn nhưng cả hai chúng tôi rất coi trọng việc học hành của con cái.
Sau khi con tan học vào lúc 3h30, ban đầu chúng tôi cho cháu đi học các lớp học năng khiếu. Nhưng hàng ngày, phía nhà trường có nhiều yêu cầu khác nhau đối với phụ huynh như kiểm tra bài tập về nhà của trẻ hàng ngày, giúp trẻ hoàn thành bài tập thủ công v.v. Mỗi ngày trong nhóm WeChat, tất cả các loại bài tập về nhà đều được giao cho cha mẹ kèm cặp, điều này theo tôi chẳng giúp ích gì cho năng lực tự thân của trẻ. Nếu theo học các lớp sở thích, con sẽ không có thời gian làm bài về nhà. Con cũng khá thụ động, hàng ngày chỉ biết đến việc học.
Sau ba năm, cuối cùng hai vợ chồng đã đưa ra quyết định - gửi con đến trường Quốc tế.
Dù đã có quyết định nhưng việc chọn trường như thế nào lại trở thành bài toán khó nhất. Chỉ riêng tại thành phố này, có không dưới mười trường quốc tế hoặc trường song ngữ. Chúng tôi cũng đã đích thân kiểm tra một số trường quốc tế ở Thâm Quyến, Hồng Kông và Đông Nam Á.
1. Chọn một trong những trường quốc tế tốt nhất trong nước để theo học. (Ban đầu chúng tôi sàng lọc ba hoặc bốn trường địa phương để đư ra lựa chọn cuối cùng).
2. Đi học trường quốc tế ở Hồng Kông. (Hai lựa chọn thay thế cũng đã được sàng lọc ban đầu).
3. Đi học trường quốc tế ở Singapore hoặc Malaysia. (Trình độ học vấn ở đó nhìn chung cao hơn và ông bà có thể đưa cháu đi học).
Ba phương án này có những ưu và nhược điểm riêng, trước khi đưa ra quyết định, chúng tôi đã so sánh từng phương án một từ nhiều khía cạnh.
1. An toàn: Tôi ưu tiên sự an toàn hơn chất lượng giảng dạy, v.v... Ngoài ra, tôi cũng cho rằng nếu trường học về an toàn và văn hóa nội trú tốt thì chất lượng giảng dạy cũng không quá tệ.
2. Chất lượng giảng dạy và mức độ quốc tế hóa: Lý do tôi muốn cho con học trường quốc tế là tôi muốn con mình được tiếp nhận một nền giáo dục phương Tây chính thống và được tiếp xúc với môi trường đa ngôn ngữ. Về vấn đề này, các trường học địa phương chắc chắn là rất khó đáp ứng, chưa kể trình độ, năng lực của giáo viên, môi trường sống không thể cho phép trẻ em thực sự có được tầm nhìn quốc tế.
3. Chính sách tuyển sinh: Xét cho cùng, nếu bạn cho con học trường quốc tế thì sau này khi vào đại học, chắc chắn con sẽ học trường nổi tiếng của nước ngoài. Hiện nay, sự cạnh tranh để nộp đơn vào các trường đại học nước ngoài tốt ở Trung Quốc ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Về điểm này, tôi thích các trường quốc tế ở Singapore và Malaysia hơn.
4. Học phí: Về học phí, một số trường địa phương đắt hơn 300.000 tệ nên không có nhiều lợi thế về giá. Còn nếu đến Hong Kong hay Singapore, tiền thuê nhà và học phí lại rất đắt. Cuối cùng, chúng tôi tập trung vào Malaysia, cụ thể là Trường Quốc tế St. Mary's Forest City. Các giáo viên tại trường có hơn mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế và 90% giáo viên đến từ Hoa Kỳ. Tất cả học sinh tốt nghiệp đều có thể nhận bằng Trung học Phổ thông của Mỹ.
Đất nước Malaysia đã đầu tư rất nhiều nguồn lực cho giáo dục và chăm sóc y tế để cải thiện nó, con người nơi đây rất lịch sự, nồng hậu và giản dị. Và chỉ mất khoảng 4 tiếng bay từ Thâm Quyến đến Malaysia, vé máy bay khứ hồi và chi phí đi lại cho những lần vợ chồng chúng tôi đến thăm, kể cả tiền thuê nhà đều rất rẻ. (Tôi thuê một căn phòng hai phòng ngủ hướng biển được trang trí đẹp mắt cho con tôi và ông bà gần trường với giá chỉ 3.000 NDT).
Chúng tôi cũng đã đích thân đến Malaysia để kiểm tra môi trường khuôn viên trường cũng như các điều kiện khác. Trường mới hoạt động ít năm ở nước ngoài, tỷ lệ giáo viên - học sinh rất thấp!
Một điều tôi yêu thích ở ngôi trường này là Trung tâm Sáng tạo WeCreat của họ. St. Mary's Forest City International School of Guardian rất coi trọng việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em. Đây chính xác là quan điểm giáo dục của Mỹ mà vợ chồng tôi thích hơn cả - tập trung vào việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ, sự sáng tạo, đổi mới và lối suy nghĩ thấu hiểu mọi thứ một cách sâu sắc. Học tập là quá trình dẫn dắt học sinh quan sát, khám phá, suy nghĩ, tranh luận, trải nghiệm và lĩnh hội.
Hãy để tôi chia sẻ những thay đổi mà tôi đã thấy ở con tôi trong hai năm qua:
Về năng lực và thói quen học tập, dường như các trường quốc tế không có nhiều bài tập về nhà như trong nước, không cần học thuộc lòng các bài văn và kiểm tra chính tả. Nhưng trên thực tế, bài tập về nhà do giáo viên để lại bắt buộc trẻ phải độc lập tìm kiếm tài liệu, đọc, suy nghĩ và viết sau giờ học và cha mẹ hoàn toàn không được phép giúp đỡ, các em sẽ tự lập nhóm, đến thư viện và tìm kiếm tài liệu trên Internet với nhau, và sau đó đến lớp học để thực hiện một bài thuyết trình. (Nước ngoài đặc biệt chú trọng đến việc trau dồi khả năng nói của trẻ).
Trẻ em dành thời gian để giải quyết một vấn đề không ít hơn thời gian học trong nước, nhưng trong quá trình này, hứng thú học tập và khả năng tự học độc lập của trẻ đã được phát huy và kích thích. Không ép con làm bài, nhưng ngày nào con cũng báo cáo với chúng tôi hôm nay con đã hoàn thành bài tập nhóm nào, nếu có mâu thuẫn với bạn tôi sẽ hỏi con xem rốt cuộc con đã giải quyết vấn đề ra sao. Điều này chắc chắn cũng trau dồi khả năng giao tiếp và cộng tác của trẻ em hơn là trở thành một đứa trẻ mọt sách.
Nhà trường cũng rất coi trọng "thời gian sau 3 giờ 30 phút" của trẻ. Ngoài học thuật, trường còn có nhiều câu lạc bộ sở thích nghề nghiệp, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp,… Sau giờ học lúc 3:30, trẻ có thể lựa chọn để phát triển theo sở thích của riêng mình. Con trai tôi rất thích bóng rổ. Trước đây, tôi trả tiền để gửi con đi học bóng rổ, nhưng vì mỗi tuần chỉ có một buổi tập và không có nhiều bạn chơi nên tiến độ là rất chậm. Nhưng ở trường St.Mary, đội tiểu học có huấn luyện viên rất chuyên nghiệp, con trai phải huấn luyện mỗi ngày sau giờ học 2 tiếng. Ngoài ra, con cũng đăng ký các lớp học kịch và báo cáo các buổi biểu diễn vào cuối mỗi học kỳ. Chúng tôi đã đến xem phần trình diễn của con mình và thực sự không ngờ con mình lại có tài năng này.
Nói chung, tôi đã tận mắt chứng kiến con trai tôi đã thay đổi rất nhiều trong hai năm kể từ khi con học trường quốc tế, chủ yếu ở:
1. Tính cách trở nên vui vẻ và tự tin, lịch sự và hòa đồng. Góc nhìn và tầm nhìn vấn đề rộng hơn so với trẻ cùng tuổi.
2. Về mặt học thuật, trình độ tiếng Anh đương nhiên không cần phải nói, điều quan trọng là kích thích hứng thú học tập, bây giờ thầy đã nói rõ với tôi rằng sau khi nghiên cứu rất nhiều tài liệu qua vài chủ đề thầy giao, con trai tôi quan tâm đến Vật lý không gian. Đứa trẻ cũng đang thực hiện một dự án robot trí tuệ nhân tạo cùng với bạn bè của mình.
3. Cơ thể trở nên cường tráng hơn, có lẽ là do chơi thể thao nhiều và cái nắng gió biển Đông Nam Á, tầm vóc cũng nhảy vọt lên nhanh chóng.
Tôi thấy số tiền mà chúng tôi bỏ ra hoàn toàn xứng đáng, chỉ cần con phát triển tự tin học tập thật vui vẻ thì không hề lãng phí. Trừ khi không có khả năng thì không cố cho con học quốc tế làm gì, còn kinh tế và điều kiện vẫn cho phép thì thật sự tôi không cảm thấy tiếc gì. Mục đích cho con cái thụ hưởng những gì tốt nhất, còn con cái phát triển tới đâu thì tùy khả năng của con mình.
Dưới bài đăng, nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ của phụ huynh này trong việc quyết tâm thay đổi môi trường học tập cho con. Tuy nhiên, cũng có ý kiến tranh cãi về việc cho con đi học xa nhà quá sớm, xa bố mẹ khi còn nhỏ tuổi. Đồng thời, một số cư dân mạng cho rằng, thực tế, chẳng thiếu gì những học sinh công lập bình thường nhưng vẫn đạt thành tích học tập tuyệt vời, nói tiếng Anh chuẩn, và kỹ năng sống rất tốt, dù ở đâu các em cũng đều thích nghi và nổi trội.
Sự giáo dục ở gia đình khi trẻ còn nhỏ và sự tự giáo dục, ý chí kỷ luật, cùng tầm nhìn, lẫn mơ ước của bản thân sẽ quyết định thành công của mỗi người chứ không phải chuyện học phí đắt hay rẻ. Phụ huynh nên là nhà đầu tư thông minh dựa vào tài chính của gia đình, khả năng của mỗi đứa trẻ và kế hoạch lâu dài của gia đình.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Giáo dục2 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục5 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục8 giờ trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục8 giờ trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục8 giờ trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục10 giờ trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục12 giờ trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục13 giờ trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
-
Giáo dục1 ngày trướcChuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
-
Giáo dục1 ngày trướcCư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...