Kinh nghiệm làm phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội trong bài thi lớp 10

Cô Vũ Minh Phương, giáo viên Ngữ văn trường THCS Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) chỉ ra một số thiếu sót và chia sẻ kinh nghiệm viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội trong bài thi vào lớp 10.

Với kinh nghiệm nhiều năm ôn thi học sinh vào lớp 10 THPT, cô Vũ Minh Phương nhận thấy các em học sinh còn mắc phải một số thiếu sót trong quá trình làm bài thi.

Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học

Theo cô Phương, đoạn văn nghị luận văn học chiếm tỉ lệ điểm cao nhất trong bài thi. Bởi vậy, rất cần lưu ý khi làm dạng bài này.

Về phương pháp, đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu:

- Xác định yêu cầu về hình thức: đủ số câu, đúng kiểu đoạn văn. Tuy nhiên, dù là kiểu đoạn nào thì câu mở đầu cũng cần nêu được thông tin tác giả - tác phẩm và giới hạn nội dung cần phân tích.

- Đúng yêu cầu tiếng Việt (gạch chân, chú thích)

- Xác định các ý cần triển khai.

Kinh nghiệm làm phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội trong bài thi lớp 10-1

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Các lỗi thường gặp:

- Đối với truyện: Các thí sinh thường thiên về tóm tắt truyện, kể việc, kể người mà không chú ý tới nghệ thuật, không đi sâu vào sáng tạo hoặc đánh giá giá trị của những chi tiết, hình ảnh, nhân vật. Một hạn chế nữa là các thí sinh thường không nhớ chính xác chi tiết, dẫn chứng để phục vụ cho bài viết. Nhiều học sinh trong quá trình viết bài không hình thành luận điểm, luận cứ rõ ràng.

- Đối với thơ: không sa vào tóm tắt văn bản như truyện, với thơ, các học sinh lại mắc lỗi diễn xuôi thơ. Trong bài nghị luận văn học về thơ, một số em còn thiếu dẫn chứng (không trích thơ), thiếu trau chuốt trong việc dùng từ ngữ (còn dùng văn nói). Bên cạnh đó, các em đã gọi tên được yếu tố nghệ thuật nhưng chưa khai thác được hết giá trị ý nghĩa, chưa có sự mở rộng, đối sánh, nâng cao. Việc dẫn chuyển giữa các ý còn thiếu sự liên kết, thiếu uyển chuyển.

Gợi ý cách thức viết đoạn văn hay, cô Phương cho hay có thể lồng ghép nhận xét, yếu tố biểu cảm trong bài; Đưa vào các yếu tổ nghệ thuật; Lồng ghép danh ngôn.

Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội

Để làm được tốt bài nghị luận xã hội, bên cạnh việc nắm chắc dàn ý, các em học sinh nên “bỏ túi” được 4 từ khóa sau xuyên suốt mạch bài như sau: “Giới – giải – bàn – rút”, trong đó:

- Giới: Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Giải: Giải thích vấn đề nghị luận

- Bản: Bàn luận đã chiều bằng lí lẽ, dẫn chứng (phản đề, mở rộng)

- Rút: Rút ra bài học nhận thức, hành động

Cô Phương cũng chia sẻ một số bí quyết viết bài văn nghị luận xã hội hay, hấp dẫn:

- Trích dẫn danh ngôn hiệu quả

Để vào bài hấp dẫn, một trong những cách hiệu quả là trích dẫn danh ngôn. Các em cần lưu ý:

+ Dẫn cho đúng - không chỉ đúng về mặt câu từ mà còn đảm bảo cách hiểu đúng trong ngữ cảnh của câu nói.+ Lựa chọn danh nhân mà nhiều người biết, những người mà cuộc đời và thành tựu của họ là sự bảo chứng vững chắc cho điều họ nói.+ Mức độ trích dẫn vừa phải, hợp lí. Danh ngôn luôn phải đặt trong tương quan với một luận điểm nào đó, sử dụng phù hợp với mục đích nào đó.

- Kết nối với người đọc bằng trải nghiệm cá nhân:

+ Mỗi bài viết như một cuộc đối thoại, chia sẻ. Do đó, dấu ấn cá nhân - yếu tố con người sẽ thu hút người đọc. Bài nghị luận thành công là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Do đó các em cần bày tỏ những trải nghiệm cá nhân, ký ức, cảm xúc cá nhân. (Bản chất là kết hợp yếu tố tự sự, biểu cảm trong bài nghị luận)- Lưu ý: tránh chia sẻ một trải nghiệm không có thật hoặc quá sa đà vào kể, tả.

- Biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu

Dẫn chứng cần đáp ứng được các yêu cầu: tiêu biểu, có sức khái quát, mọi người đều biết tới.

- Đưa ra các lời khuyên nhủ, thông điệp

Ở phần liên hệ bản thân, thay vì dùng những câu cầu khiến mang hơi hướng “áp đặt” người đọc, các em có thể đưa ra những lời khuyên nhủ, thông điệp nhỏ, có sức truyền đạt, có sức lan tỏa.

Ví dụ:

- Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể sẽ là màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý…chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn!

- Những lỗ trống là một phần của củ sen, cũng như sự cô đơn là một phần của đời sống. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào nó. Đừng ngại nói “Tôi đang buồn”, “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại. Vì đó là điều bình thường. Chỉ khác một điều: cách ta đối diện với nó…Nỗi cô đơn như một khoảng trống, bạn càng trốn chạy thì nó càng bám đuổi, càng tìm cách khỏa lấp thì nó càng dễ quay lại vùi lấp bạn. Điều chúng ta nên làm là đừng tìm cách lấp đầy nó nhưng cũng đừng để nó lấp đầy mình. Chúng ta chỉ cần đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó và bình tĩnh đối diện.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/kinh-nghiem-lam-phan-nghi-luan-van-hoc-va-nghi-luan-xa-hoi-trong-bai-thi-lop-10-2029892.html

tuyển sinh lớp 10


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.