- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sách giáo khoa tăng giá 2-3 lần, Bộ trưởng Giáo dục nói gì?
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, sách giáo khoa mới đắt hơn vì khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Các quy trình từ biên soạn, giới thiệu, thử nghiệm, phát hành..., doanh nghiệp đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.
Thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 25/5, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải thích về tình trạng sách giáo khoa tăng giá 2- 3 lần.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (ảnh Nhật Minh) |
Ông Sơn cho rằng, khi so sánh giá sách, cần so sánh giá tương đồng, tức là so sánh giá các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau.
Đơn cử như sách mới cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 7, lớp 10, tức là một hệ thống biên soạn mới, xã hội hóa theo chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa nhiều bộ sách và các loại sách biên soạn khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Các quy trình từ biên soạn, giới thiệu, thử nghiệm, phát hành..., theo ông Sơn, do doanh nghiệp đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.
Đối với các bộ sách lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo Dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, năm nay với sự chỉ đạo ráo riết đã giảm được từ 10- 15% so với các sách tương ứng mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng lên.
Ông Sơn giải thích, các bộ sách cũ thuộc chương trình 2016, Nhà nước đã chi tiền cho rất nhiều khâu từ biên soạn, thẩm định, khổ cũng nhỏ hơn, giấy xấu hơn. “Nếu như so với các bộ sách mà Nhà nước tổ chức trước đây mà chúng ta nói giá sách giáo khoa tăng thì sự so sánh đấy không tương đồng”, ông Sơn chỉ rõ.
Về giải pháp, ông Sơn cho biết đang triển khai các giải pháp để đưa giá thành sách giáo khoa ở mức hợp lý, thuận tiện nhất cho người học.
Trước thông tin phản ánh về tình trạng sách giáo khoa không dùng lại được, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định “các sách theo bộ mới biên soạn là hoàn toàn dùng lại được chứ không phải là sách dùng một lần”.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục16 giờ trướcSau hơn hai tuần Bộ GD-ĐT mở cổng tuyển sinh, hiện mới có gần 50% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay nhập nguyện vọng lên hệ thống.
-
Giáo dục21 giờ trướcPhan Nhân Đức (SN 2004, quê xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) học sinh lớp 12A1 – Trường THPT Chuyên Đại học Vinh vừa xuất sắc trúng tuyển với các gói hỗ trợ tài chính từ 4 trường đại học Mỹ.
-
Giáo dục1 ngày trướcTại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, khi năm học mới sắp cận kề, việc giải bài toán đáp ứng chỗ học cho con em trên địa bàn lại càng cấp tập và thúc bách hơn.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày 8/8 UBND tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Vingroup ký thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”. Chương trình được triển khai trong 5 năm nhằm thúc đẩy tỉnh Khánh Hòa phát triển bền vững.
-
Giáo dục1 ngày trướcMôn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông bậc THPT cuối cùng trở thành môn bắt buộc, kéo theo nhiều sự thay đổi khác. Dù không để học sinh tự do lựa chọn các môn học, nhiều trường THPT vẫn phải xây dựng tổ hợp vì không thể đáp ứng hết yêu cầu của các em.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù lộ trình tăng học phí đã được báo trước từ năm 2020 nhưng sau hai năm bị ảnh hưởng dịch COVID-19, học phí được các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng rất lớn đối với sinh viên, nhất là đối với các trường được tự chủ tài chính.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có thể thay thế bằng tự động hóa, bằng trí thông minh nhân tạo có thể bị mất đi.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, các trường, khoa đào tạo nhóm ngành này đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm nay.
-
Giáo dục2 ngày trướcTân khoa Trần Lê Khả Ái bị câm điếc từ mới 22 tháng tuổi, đã vượt ra rất nhiều gian khó để đến hôm nay nhận được tấm bằng đại học của Trường Đại học Hoa Sen.
-
Giáo dục3 ngày trướcCác phụ huynh đứng trước cổng Trường mẫu giáo Duy Hải chờ mở cửa, chạy vào bên trong đăng ký cho con đi học.
-
Giáo dục3 ngày trướcThời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống đã hết một nửa thời gian. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, có gần 40% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) và đã nhập nguyện vọng lên hệ thống.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐừng chỉ trách giám thị, vụ thí sinh bị điểm 0 vì ngủ quên trong phòng thi báo động về tính thụ động, vô trách nhiệm với chính mình của thế hệ học sinh hiện nay.
-
Giáo dục4 ngày trướcNgày 5/8, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định 2159/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.