Vụ việc NÓNG "Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN không dạy chữ P": Loạt giáo viên, phụ huynh lên tiếng về sự thật ở đầu cuốn sách

Một hiệu trưởng cho rằng, việc bỏ chữ P là sai sót không thể chấp nhận, trong khi một chủ biên của bộ sách phản biện: Sở dĩ tác giả không đưa chữ "P" độc lập vào sách vì rất ít từ tiếng Việt có chữ "P" đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là ngoại lai. Hiện vấn đề này đang thu hút sự quan tâm, bàn luận của nhiều giáo viên và phụ huynh.

Vụ việc nhà giáo Đào Quốc Vịnh, hiệu trưởng Trường tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội) viết thư cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT phản ánh Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo ông, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh.

Nhà giáo này cũng cho rằng rất nhiều từ chỉ địa danh, tên người của đồng bào dân tộc thiểu số có chữ P đứng trước nguyên âm. Hay trong đời sống vẫn có những từ có "P" được sử dụng trong giao tiếp. Ví dụ như trẻ con chơi bắn súng sẽ dùng từ "pằng, pằng"…

"29 chữ cái, trong đó có chữ "P" được Nhà nước quy định trong Hiến pháp, từ thời Gia Long đã quy định thế rồi, không được bớt. Còn Bộ GD-ĐT chỉ quy định mẫu chữ thôi. Nếu bỏ đi là thiếu hụt ghê gớm", ông Vịnh nêu quan điểm.

Vụ việc NÓNG Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN không dạy chữ P: Loạt giáo viên, phụ huynh lên tiếng về sự thật ở đầu cuốn sách-1

Trước những tranh cãi, một chủ biên của bộ sách giải thích: Sách Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" đã dạy chữ "P" khi nó kết hợp với "H" thành chữ "PH" (phờ). Sở dĩ tác giả không đưa chữ "P" độc lập vào sách vì rất ít từ tiếng Việt có chữ "P" đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là ngoại lai. Theo Tuổi Trẻ, NXB Giáo Dục Việt Nam đã báo cáo lãnh đạo Bộ GD-ĐT về sự việc này và cũng đang chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ.

Giáo viên, phụ huynh nói gì?

Trao đổi về vấn đề này, cô Nguyễn Ngọc Thúy, giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho rằng, âm P thường dạy các con đọc những chữ cái phiên âm, ví dụ như Pi a nô, hoặc pa nô. Dù sử dụng khá ít, tuy nhiên theo cô Thúy, đây vẫn là một âm quan trọng và cần đưa vào chương trình giảng dạy ngang bằng như các chữ cái khác.

Vụ việc NÓNG Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN không dạy chữ P: Loạt giáo viên, phụ huynh lên tiếng về sự thật ở đầu cuốn sách-2

Hiện tại trường cô Thúy đang cho học sinh học bộ Cánh Diều, với bộ này âm Q sẽ dạy luôn âm ghép Q, bài 23 vẫn dạy âm P bình thường.

Hiện tại trường cô Thúy đang cho học sinh học bộ Cánh Diều, với bộ này âm Q sẽ dạy luôn âm ghép Q, bài 23 vẫn dạy âm P bình thường. 

"Theo mình, dù là từ ngoại lai nhưng sử dụng thông dụng thì vẫn phải để vào chương trình học của các con riêng lẻ như các chữ cái khác. Ví dụ nói đàn Pi a nô là mọi người biết ngay, còn bảo đàn dương cầm thì có khi nhiều người lại không biết. Đó là chưa kể khá nhiều từ về địa danh không thể thay thế, nếu không được dạy âm P kỹ thì học sinh khó nhớ và nắm bắt cách đọc. 

Trừ khi chữ đó không ứng dụng được, ví dụ như chữ q, luôn phải đi kèm âm u thì có thể dạy luôn âm qu, không cần dạy riêng âm Q", cô Thúy nêu ý kiến.

Với kinh nghiệm dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1 và hiện đang sử dụng giáo trình là bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB GDVN, cô Lê Thị Nhung (Đà Nẵng) nhận định, chữ P không được giới thiệu trong mục lục và dành 1 bài học riêng lẻ, ngang bằng như các chữ cái khác, tuy nhiên không phải âm này "HOÀN TOÀN BIẾN MẤT" như một số ý kiến.

Vụ việc NÓNG Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN không dạy chữ P: Loạt giáo viên, phụ huynh lên tiếng về sự thật ở đầu cuốn sách-3

Phần đầu của sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" cũng có trang làm quen với các nét viết cơ bản, các chữ số và dấu thanh, trong đó có chữ P.

Cô Nhung cho biết, ngoài việc chữ P đã được giới thiệu trong chương trình mầm non thì phần đầu của sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" cũng có trang làm quen với các nét viết cơ bản, các chữ số và dấu thanh, trong đó có chữ P. Học sinh sẽ được học phần này trong 2 tuần đầu.  

"Chữ P nếu về tiếng thì ít tiếng thông dụng, thay vào đó chúng ta lại sử dụng âm Ph rất nhiều. Ví dụ: Phở, phố... Nhiều người đang hiểu lầm chữ P trong bộ sách bị bỏ đi hoàn toàn, trẻ không được học thì sẽ phát âm Phỏng thành... hỏng chẳng hạn. Tuy nhiên chữ P vẫn được giảng dạy chứ không mất đi đâu cả.

Ngoài 2 tuần làm quen chữ cái, trong quá trình dạy, giáo viên dạy tới âm ghép Ph sẽ hướng dẫn học sinh đọc luôn P. Và rất nhiều bài sau này giáo viên sẽ nhắc lại âm P cho các em nắm bắt và ghi nhớ, chẳng hạn sang đến bài EN, ÊN, IN, UN, học sinh được nhắc lại, được đọc và viết từ ngữ ứng dụng có tiếng bắt đầu bằng P là ĐÈN PIN".

Vụ việc NÓNG Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN không dạy chữ P: Loạt giáo viên, phụ huynh lên tiếng về sự thật ở đầu cuốn sách-4

Có con năm nay học lớp 1, anh Ngọc Ân (Bình Chánh, TP.HCM) cho biết mới nghe qua, bản thân anh "hú hồn" vì tưởng con bị dạy thiếu mất một chữ cái. Tuy nhiên, khi mở sách của con ra, ngoài mục lục không thấy chữ P thật thì trong nội dung, chữ P vẫn được nhắc ở bảng chữ cái trang 12. 

Bên cạnh đó, trong bài 26 về chữ Ph thì chữ P cũng được nhắc độc lập. Sau đó chữ P cũng được nhắc trong các vần liên tục, đến tập 2 thì bắt đầu giới thiệu chữ P là phụ âm đứng đầu trong bài Sa Pa, khi trẻ con bắt đầu học đến chữ hoa. 

"Theo tôi chữ P vẫn sẽ được các thầy cô dạy cho con trong quá trình học chứ không phải là bị bỏ đi. Tôi thử mở sách cho con đọc thì bé vẫn nhận diện được chữ cái này bình thường. Có thể vốn chữ này quá ít thông dụng nên NXB ghép vào luôn 1 bài với chữ Ph, vì P thường đi kèm với H trong tiếng Việt. 

Cá nhân tôi nghiêng về phương án vẫn dạy P là một mục riêng như nhiều chữ cái khác trước khi dạy học sinh ghép. Tuy nhiên dù thế nào thì hết lớp 1 tôi nghĩ các con cũng sẽ nắm được hết bảng chữ cái và đọc viết cơ bản mà thôi", anh Ân nói.

Theo Nhịp Sống Việt


sách giáo khoa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.