- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Siết quy định dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT lý giải
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, trường học nên hướng tới việc không dạy thêm học thêm.
Ngày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm, với nhiều điểm mới được cho là khắc phục được những tồn tại, tiêu cực về căn bệnh trầm kha làm nóng dư luận xã hội lâu nay.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học làm rõ các vấn đề liên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm.
Xóa tình trạng học thêm làm 'đẹp lòng' thầy cô
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
- Thưa ông, vì sao Bộ GD&ĐT hạn chế 3 đối tượng được dạy thêm trong nhà trường và không được thu tiền của học sinh. Khi triển khai vào thực tế, liệu có gây khó khăn cho nhà trường, giáo viên không?
Dạy thêm học thêm là do nhu cầu của cả người học lẫn người dạy. Tuy nhiên, qua theo dõi, nắm bắt thực tế, chúng tôi thấy rằng, cũng có bộ phận học sinh có nhu cầu và tự nguyện học thêm nhưng cũng có tình trạng các em dù không muốn nhưng vẫn học thêm ở các lớp do chính thầy cô, trường học của mình tổ chức. Một bộ phận học sinh đi học thêm vì không muốn bị lạc lõng với bạn bè, không áy náy với thầy cô, hay chỉ để làm quen với một dạng bài kiểm tra.
Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm nhưng tìm nguyên nhân để có phương án quản lý phù hợp, hiệu quả. Các trường phổ thông đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh. Bộ GD&ĐT cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục để đảm bảo chất lượng giáo dục.
Như vậy, về nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định có thể đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục.
Điểm mới trong thông tư lần này là Bộ GD&ĐT quy định ba đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của học sinh, gồm: học sinh có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh.
Về nguyên nhân, thứ nhất là do, với chương trình đó, đội ngũ đó nhưng vẫn còn có học sinh chưa đạt thì nhà trường phải có trách nhiệm dạy thêm (hay còn gọi là phụ đạo kiến thức).
Thứ hai, là dạy thêm cho đối tượng học sinh được lựa chọn bồi dưỡng học sinh giỏi. Số này không nhiều và không phải một học sinh được lựa chọn ở tất cả các môn học cũng thuộc trách nhiệm của nhà trường.
Thứ ba, là học sinh lớp 9, lớp 12 ôn thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp được học thêm trong trường học. Tuy nhiên, việc tổ chức ôn thi cho học sinh cuối cấp phải nằm trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, do nhà trường chủ động quyết định, sắp xếp, bố trí và không được thu tiền của học sinh.
Với quy định này, thay vì “kêu” vướng, các trường có thể sắp xếp giáo viên phụ trách các môn học một cách hợp lý để dành cho việc ôn thi, giúp các em củng cố, tổng hợp lại kiến thức. Với bất kỳ đối tượng nào thì việc dạy thêm cũng không quá 2 tiết/tuần. Còn lại, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi để thẩm thấu những nội dung được học trên lớp, tránh tình trạng học thêm theo kiểu dồn ép kiến thức, không mang lại hiệu quả.
Ngoài ba nhóm đối tượng trên, sau giờ học, để tránh việc dạy thêm, học thêm tràn lan, các trường cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, tập luyện thể thao, luyện vẽ, âm nhạc… để các em học sinh nhiệt tình tham gia. Tôi tin rằng, những người làm nghề, tâm huyết với nghề, với thế hệ trẻ sẽ thấy điều này là vô cùng cần thiết. Phụ huynh và xã hội cần hướng tới điều đó, để giúp học sinh không học thêm quá nhiều.
Nhà trường THPT có thể sắp xếp giáo viên phụ trách các môn học một cách hợp lý để dành cho việc ôn thi, giúp các em củng cố, tổng hợp lại kiến thức. (Ảnh: Như Ý)
Không phải học thêm nhiều sẽ giỏi
- Các nhà trường, phụ huynh vẫn đặt nặng thành tích, điểm số trong các kỳ thi cử. Liệu quy định “cấm” dạy thêm trong trường học có vênh so với yêu cầu chất lượng, điểm số trên thực tế không, thưa ông?
Với yêu cầu đề kiểm tra, đánh giá, thi cử hiện nay đều phải bám theo yêu cầu chung của chương trình giáo dục. Lâu nay, phụ huynh vẫn có tâm lý lo sợ con mình không học sẽ thua thiệt so với các bạn trong lớp nên cố theo đuổi dù không chắc việc học thêm này có hiệu quả hay không.
Ngược lại, trong các kỳ thi cho thấy, nhiều thủ khoa, á khoa đến từ các vùng nông thôn, có điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn toàn không đi học thêm. Nếu nói nhà trường không tổ chức ôn thi, chất lượng giảm sút hay không tổ chức cho tất cả học sinh/lớp để ôn thi đại trà mới mang lại điểm số tốt là chưa thoả đáng.
Chưa kể, khi đã là quy định toàn quốc, các địa phương thực hiện một cách bình đẳng, công bằng và không cần quá lo lắng, đặt nặng vấn đề rồi xếp lớp để học sinh luyện thi sáng, trưa, chiều, tối. Chúng ta cần khắc phục tình trạng học sinh hằng ngày tới trường với lịch học từ sáng đến khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, tự học, thẩm thấu, vận dụng kiến thức..
- Học thêm, dạy thêm là nhu cầu của cả người dạy lẫn người học. Phụ huynh lo lắng, khi quy định có những nội dung “siết” trong nhà trường, sẽ phải tràn ra các trung tâm chi phí đắt đỏ, đi lại khó khăn hơn?
Thông tư mới quy định một số nội dung quan trọng đó là: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp… Quy định đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm.
Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, em nào có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện của bản thân. Khi đó, phụ huynh, học sinh sẽ tìm hiểu, cân nhắc việc học thêm mang lại giá trị gì, có giúp tiến bộ hơn, hiểu sâu sắc vấn đề hay không.
Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng do đó Bộ GD&ĐT không cấm, tuy nhiên tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí... và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ… Khi đó, nơi nào khiến học sinh, phụ huynh tin tưởng, đáp ứng được yêu cầu thì học sinh, phụ huynh sẽ lựa chọn.
Quy định là như vậy nhưng để hiệu quả cần phải có cơ chế giám sát và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Thông tư đã quy định kỹ trách nhiệm của từng đơn vị từ UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đến nhà trường, UBND phường, xã trên địa bàn kiểm tra, giám sát.
- Như ông nói, để hướng tới trường học không dạy thêm, học thêm và lớn hơn là ngành giáo dục, xã hội không học thêm cần có giải pháp gì?
Tôi cho rằng, có hai vấn đề đó là quy định pháp luật và nhận thức của người dân. Cơ quan quản lý có quy định cụ thể nhưng nhận thức người dân rất quan trọng. Đành rằng, đâu đó vẫn còn có áp lực về thi vượt cấp, tuyển sinh đại học. Ai cũng mong muốn con mình đỗ vào ngôi trường tốt và đó là nhu cầu chính đáng của mỗi người.
Tuy nhiên, phụ huynh ngày nay có nhận thức giá trị phát triển con người rõ ràng hơn. Kiến thức là biển mênh mông, chúng ta cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. Đã có tình trạng học sinh trong giai đoạn nhất định luyện thi, nhồi nhét đến kiệt sức để vượt qua kỳ thi sau đó lại xả hơi. Hoặc thực tế cũng có nhiều em khi trưởng thành ra cuộc sống đủ kiến thức nhưng thua thiệt do thiếu hụt nhiều kỹ năng.
- Cảm ơn ông!
Theo Tiền phong
-
Giáo dục4 phút trướcHọc sinh lớp 7 tại TP Thái Bình (Thái Bình) đã phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 1 môn Toán sau sự cố nhầm đề thi.
-
Giáo dục46 phút trướcTrong số này, nhiều hiệu trưởng phải kiểm điểm, giải trình liên quan đến thực hiện các gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị.
-
Giáo dục4 giờ trướcLiên quan đến vụ tuyển sinh sai tiêu chí hàng chục học sinh vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), 4 cán bộ đã bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
-
Giáo dục4 giờ trướcCác Sở GD-ĐT phải xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển cho tất cả các trường; hướng dẫn tiêu chí riêng đối với các trường sau khi thực hiện việc xét tuyển theo tiêu chí chung vẫn có số học sinh đáp ứng yêu cầu nhiều hơn chỉ tiêu nhà trường được giao.
-
Giáo dục4 giờ trướcDưới đây là những khoản tiền nhà trường và đại diện ban phụ huynh không được phép thu, phụ huynh cần tìm hiểu và nắm rõ những khoản thu này.
-
Giáo dục5 giờ trướcNhững người năng động, hoạt bát thường mang về nhiều điểm cộng từ nhà tuyển dụng và cơ hội thăng tiến cao trong tương lai.
-
Giáo dục7 giờ trướcVượt qua các vòng tuyển dụng khắc nghiệt của Microsoft, Dương Hà Anh trúng tuyển vào công ty công nghệ hàng đầu này dù chưa tốt nghiệp đại học. Trước đó, nữ sinh Việt từng có quãng thời gian làm thực tập sinh tại Apple và Uber.
-
Giáo dục7 giờ trướcVấn đề dạy thêm, học thêm được nhiều người quan tâm trong suốt thời gian gần đây, nhất là từ khi Bộ GD&ĐT ban hành thông tư mới.
-
Giáo dục18 giờ trướcCách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập từ năm học 2025 - 2026 sẽ thay đổi so với trước đây, các bài thi không nhân hệ số.
-
Giáo dục18 giờ trướcTrải qua 2 lần sinh nở nhưng Dung Trần - bà xã hậu vệ Phạm Xuân Mạnh vẫn giữ được sắc vóc dáng quyến rũ.
-
Giáo dục19 giờ trướcNhiều trường tư thục, chất lượng cao ở Hà Nội lo nếu không được tổ chức thi tuyển vào lớp 6, chỉ thông qua xét hồ sơ học bạ dễ nảy sinh tiêu cực, không công bằng.
-
Giáo dục1 ngày trướcMùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến mở thêm chương trình, ngành đào tạo mới rất "hot" với mục tiêu khi sinh viên ra trường vừa chắc chuyên môn vừa có khả năng tham gia vào thị trường lao động quốc tế với trình độ tiếng Anh vững vàng.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo lãnh đạo một số trường, nếu tuyển sinh bằng cách xét tuyển thì chỉ có thể xét trên học bạ, trong khi đó, có hàng nghìn học bạ điểm 10 đẹp long lanh thì biết loại em nào, nhận em nào - rất khó cho các trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐầu tư cả trăm triệu cho con luyện thi vào các trường THCS chất lượng cao, nhiều phụ huynh bức xúc khi hay tin Bộ GD-ĐT cấm thi tuyển vào lớp 6.