Từ 1/7, Luật Giáo dục sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực, nhiều chính sách được thay đổi

Từ ngày 1/7, Luật Giáo dục sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, sẽ có 5 lưu ý đặc biệt quan trọng cần đặc biệt lưu tâm.

Sẽ không còn "biên chế" như truyền thống

Biên chế hay còn gọi là hợp đồng không xác định thời hạn. Loại hợp đồng này được quy định tại Điều 25 Luật Viên chức năm 2010. Theo đó, biên chế được áp dụng với các trường hợp cụ thể bao gồm:

- Sau khi thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 - 36 tháng;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện;

- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc ở đơn vị sự nghiệp đó.

Từ 1/7, Luật Giáo dục sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực, nhiều chính sách được thay đổi-1

Sẽ có 5 thay đổi quan trọng trong chính sách giáo dục kể từ ngày 1/7 - Ảnh minh họa.

Tuy nhiên từ ngày 1/7/2020, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức năm 2019 thì biên chế chỉ còn áp dụng cho các đối tượng:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Điều này đồng nghĩa với việc những giáo viên được tuyển dụng mới từ ngày 1/7 sẽ phải ký hợp đồng có thời hạn, tức là không còn được hưởng "chế độ"biên chế. Quy định này cũng áp dụng với các công chức trong các ban ngành khác.

Lương cơ sở sẽ chưa thể tăng theo lộ trình

Tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 19/6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết của cuộc họp. Nội dung Nghị quyết có đoạn viết:

Quốc hội đồng ý chưa điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01/7/2020

Quyết định này đã đồng nhất với đề nghị của Chính phủ nhằm chung tay chia sẻ với người dân cả nước về những khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Như vậy, mức lương cơ sở của các thầy cô giáo vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng sau thời điểm 1/7. Việc điều chỉnh mức lương này sẽ được Chính phủ cân nhắc đề xuất vào thời gian phù hợp.

Phụ cấp thâm niên sẽ bị loại bỏ

Phụ cấp thâm niên trong ngành giáo dục nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung được quy định tại Điều 76 Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo quy định này, trong cơ cấu tiền lương của nhà giáo, ngoài tiền lương còn có phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác.

Tuy nhiên, theo Luật giáo dục 2019, phụ cấp thâm niên sẽ không còn sau ngày 30/6. Điều này có nghĩa là từ ngày 1/7, giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nữa. Đây cũng là tinh thần về cải cách tiền lương nêu tại Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 1/7, Luật Giáo dục sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực, nhiều chính sách được thay đổi-2

Từ 1/7, phụ cấp thâm niên trong ngành giáo dục sẽ không còn - Ảnh minh họa.

Giáo viên chưa bắt buộc phải đạt chuẩn trình độ nhưng cần có lộ trình để nâng chuẩn

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 của Luật Giáo dục hiện hành, trình độ của giáo viên các cấp sẽ được tính như sau:

 - Giáo viên mầm non: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm.

- Giáo viên tiểu học: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm.

- Giáo viên trung học cơ sở: Yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Với các giáo viên từ cấp I trở lên, nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Những quy định này sẽ được thay đổi căn cứ theo Luật Giáo dục năm 2019, cụ thể đó là:

- Giáo viên mầm non: Yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm.

- Giáo viên tiểu học: Yêu cầu bằng cử nhân Sư phạm trở lên.

- Giáo viên trung học cơ sở: Yêu cầu bằng cử nhân Sư phạm trở lên.

Tuy vậy, với những thầy cô chưa đạt chuẩn trình độ nêu trên, sẽ chưa bắt buộc phải đạt chuẩn mới ngay ngày 1.7 mà việc đảm bảo chuẩn này sẽ được thực hiện nâng chuẩn theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Sinh viên sư phạm nếu làm trái ngành sẽ phải hoàn trả học phí sau 2 năm tốt nghiệp

Trước đây, học sinh, sinh viên thuộc khối sư phạm được miễn học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khoá học. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Giáo dục, nhóm đối tượng này có thể phải bồi hoàn nếu sau 02 năm ra trường không làm trong ngành giáo dục hoặc không công tác đủ thời gian quy định.

Cụ thể nội dung quy định như sau:

Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời gian hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

Như vậy, cùng với quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa theo tỉnh, Quy chế quản lý, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân thì 5 điểm mới của chính sách Giáo dục sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020 trên đây sẽ là những điểm quan trọng mà bất cứ những ai đang công tác trong ngành giáo dục cũng cần nắm rõ. 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/tu-1-7-luat-giao-duc-sua-doi-se-chinh-thuc-co-hieu-luc-nhieu-chinh-sach-duoc-thay-doi-22202017012233.htm

Luật Giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.