Từ bé trai lớp 6 tự tử đến vụ nam sinh trường chuyên: Bi kịch sẽ còn tiếp tục nếu bố mẹ bỏ qua những điều tưởng RẤT BÌNH THƯỜNG này

Những bất mãn tích tụ lâu ngày ấy như quả bom nổ chậm, đến một ngày sẽ bùng nổ không thể ngăn cản được.

Câu chuyện nam sinh trường chuyên đang khiến mạng xã hội dậy sóng. Cả xã hội bàng hoàng, đau xót. Nhưng liệu bạn có còn nhớ không, chỉ trước đó chưa đến một ngày, một nữ sinh lớp 8 ở Bắc Ninh treo cổ tự vẫn. Hay mới 4 tháng trước thôi bé trai lớp 6 tại một chung cư ở Hà Nội cũng có hành động tương tự khiến dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh giật mình. 

Cách đây ít năm, tại TPHCM cũng từng xảy ra sự việc nam sinh 16 tuổi của trường THPT Nguyễn Khuyến quyết định dại dội do bị áp lực nhiều mặt. Trước khi thả mình từ tầng 4 xuống sân trường, em có để lại thư với nội dung không chịu nổi áp lực trong học tập và áp lực từ gia đình muốn em có điểm số tốt hơn để được học lớp đứng đầu khối 10.

Tìm kiếm trên google, thật dễ để chúng ta đọc được những câu chuyện đau lòng không kém. Và một trong những nguyên nhân chiếm đa số thường luôn là chuyện học hành, áp lực cha mẹ kỳ vọng. Người lớn thường nghĩ khi đứa trẻ chọn cách cực đoan là tự kết liễu cuộc đời, hẳn chúng phải chịu đựng một biến cố. 

Tuy nhiên, có những lời nói, hành động, ứng xử hàng ngày của cha mẹ tưởng vô hại nhưng chính là những vết dao cứa dần vào tâm hồn con cái. Những bất mãn tích tụ lâu ngày ấy như quả bom nổ chậm, đến một ngày sẽ bùng nổ không thể ngăn cản được. 

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, không phải cứ đánh đập, bắt ép con mới là bạo hành, tạo áp lực. Thậm chí có những lời nói của cha mẹ tưởng nhẹ nhàng nhưng hậu quả gây ra còn lớn hơn nhiều so với sự đay nghiến, nhắc nhở trực tiếp. 

Theo ông Khanh, những câu nói tổn thương trẻ thường có 3 nhóm :

- Nhóm trực tiếp: Sao con (mày) tệ thế hả? có như thế mà cũng (làm/học) không xong/ Học hành như thế này thì chỉ có ăn mày thôi...

- Nhóm gián tiếp: Phải chịu khó, phải giỏi giang thì mới mong thành công được/ Lười biếng, ngu dốt thì không ngóc đầu lên được đâu!

- Nhóm so sánh: Con xem bạn XYZ cũng như con mà giỏi ghê chưa?/ Tại sao bạn được điểm 10 mà con được có 8 điểm?...

"Nhóm trực tiếp có vẻ nặng nề, khiến trẻ dễ có suy nghĩ tiêu cực, nhưng hai nhóm còn lại còn khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm, những lần so sánh như thế sẽ khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi, tự ái và thiếu tự tin. Trẻ hướng nội dễ bị tổn thương hơn - nhưng nhìn chung, đều làm giảm đi lòng tự trọng, sự tự tin, mất ý chí cố gắng. Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ không nói ra nhưng bày tỏ thái độ thất vọng, buồn bã khi con không đạt thành tích như mong muốn cũng là một cách gây áp lực cho con cái mình", ông Khanh nói.

Nhận diện dấu hiệu trẻ bị tổn thương tâm lý

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử. Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên cũng đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp.

Chuyên gia tâm lý cho biết, thông thường, khi trẻ bị áp lực hay có những tổn thương tâm lý thì cũng khả năng xuất hiện những dấu hiệu và nếu không kịp thời giải quyết, trẻ có thể đi đến tình trạng mất kiểm soát hay suy nhược. 

Các dấu hiệu nhận biết trẻ vị thành niên có vấn đề về tâm lý: Trẻ cảm thấy buồn rầu, hay trống rỗng; hoặc giận dữ, cáu kỉnh, thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ; Biểu hiện mệt mỏi: Mất hứng thú hoặc niềm vui với các hoạt động yêu thích trước đây; Nói những câu bi quan về tương lai, cảm thấy vô vọng; Trẻ hay lo lắng, dễ kích động hoặc bồn chồn; Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu, đau bụng…

Không có 1 biện pháp chung để can thiệp cho từng trẻ vì tùy theo tính cách và mức độ tổn thương, nhưng theo ông Khanh có thể có vài nguyên tắc như sau:

- Không truy vấn, không đặt các câu hỏi tại sao? Thay vì vậy có thể sẵn sàng ở bên khi trẻ muốn giải tỏa cảm xúc và trút bầu tâm sự.

- Tạo ra 1 bầu khí sinh hoạt bình thường trong nhà, nhưng không thúc ép trẻ phải tham gia, mà chỉ mời gọi hay nhắc nhở (nhưng không năn nỉ/ chiều chuộng).

- Tìm cách "nhờ vả" con làm các chuyện bình thường trong nhà để có cớ khen ngợi, động viên, cám ơn con qua các việc trẻ làm giúp cho (có thể miễn cưỡng). Đừng cố gắng tìm cách thúc đẩy giao tiếp, mà để tự nhiên giao tiếp thông qua các tình huống bình thường. 

Từ bé trai lớp 6 tự tử đến vụ nam sinh trường chuyên: Bi kịch sẽ còn tiếp tục nếu bố mẹ bỏ qua những điều tưởng RẤT BÌNH THƯỜNG này-1


Cha mẹ cần quan tâm con, bày tỏ tình yêu thương, không dò xét con. Tăng cường trò chuyện với con, gợi mở để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua; thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc. 

Đừng nghĩ rằng, trẻ chỉ dọa thôi chứ không bao giờ dám tìm tới cái chết hay trẻ có biểu hiện như vậy là đang chống đối nên càng mắng mỏ, thúc đẩy trẻ đi tới hành động tiêu cực.  Bố mẹ cần nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần để phát hiện sớm những dấu hiệu tổn thương của con. 

Bên cạnh đó, ông Khanh cho rằng, cha mẹ cần hiểu rõ cá tính và năng lực của trẻ, điều này không chỉ giúp cho bố mẹ tránh được việc gây cho con sự tổn thương vì những lời trách móc, mạt sát hay đòn roi, mà còn có thể đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, đặc biệt là những đứa trẻ nhạy cảm, có tính hướng nội, nhút nhát, dễ lo âu, mặc cảm sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Phụ huynh cần biết và chấp nhận tính cách cũng như năng lực hạn chế của con, không đòi hỏi con phải có những thành quả vượt quá khả năng của mình.

 

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/tu-be-trai-lop-6-tu-tu-den-vu-nam-sinh-truong-chuyen-bi-kich-se-con-tiep-tuc-neu-bo-me-bo-qua-nhung-dieu-tuong-rat-binh-thuong-nay-22202224153315915.htm

Nam sinh


Nhiều du khách tử vong ở 'thiên đường tiệc tùng' nổi tiếng
Thị trấn Vang Vieng nằm giữa thủ đô Viêng Chăn và Luang Prabang của Lào, nơi được coi là “thiên đường của du khách Tây” đang trở thành tâm điểm chú ý vì nhiều du khách tử vong nghi do ngộ độc rượu.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.