"Bệnh nổ" của teen

Sinh ra và lớn lên ở miền núi Cao Bằng, nhà thuần nông, song Hương luôn miệng khoe: “ Bộ quần áo mình mới mua hơn triệu đồng", "Anh trai đang làm giám đốc ở Nhật kêu mình học xong qua bển làm ngay ”.

Sinh ra và lớn lên ở miền núiCao Bằng, nhà thuần nông, song Hương luôn miệng khoe: “Bộ quần áo mìnhmới mua hơn triệu đồng", "Anh trai đang làm giám đốc ở Nhật kêu mình họcxong qua bển làm ngay”.

Hương, 19 tuổi, sinh viên nămhai một trường đại học tại TP HCM từ lâu đã được bạn bè đặt cho biệt danh là"nữ hoàng chém gió". Vừa chân ướt chân ráo vào thành phố, cô gái trẻ đã thêudệt nên bức tranh gia cảnh đề huề với nhà lầu 3 tầng, xe đời mới, người thânhọc rộng, làm to. Những câu chuyện khoe mẽ của cô hồi đầu còn thu hút bạn bèvà những tiếng tặc lưỡi thán phục, song khi phát hiện ra sự thật đằng sau vẻhào nhoáng ấy, bạn bè mới dần ngộ ra và không còn tin nữa.

Khoe vậy nhưng ngay sau đó,khi được hỏi vặn lại vài câu như xe nhà bạn hiệu gì, quần áo hiệu gì, anhlàm ở thành phố nào của Nhật thì cô nàng cứ ậm ừ giả lơ: “Mình không nhớlắm, để mình gọi điện hỏi bố mẹ mình đã".

"Bệnh nổ" của teen

Những buổi tụ tập họp nhóm là cơ hội cho teen mặc sức "cưa bom" với bạn bè. (Ảnh: HT)

Hồng Anh, bạn chung lớp vớiHương kể, cả lớp chẳng lạ gì những câu "than tự sướng" của Hương đại loạinhư: “Bố mình lại đổi xe hơi mới rồi, mình chẳng thích chiếc này tí nào cảvì ở nhà mình có mấy chiếc tay ga, giờ mua xe hơi ai lái". Song khi bạn bèthấy cô bé lủi thủi đạp xe cọc cạch đến trường thì Hương lại bẽn lẽn phântrần: "Mình sợ chạy xe máy ra đường bị tai nạn nên đi xe đạp cho an toàn”.

"Mỗi khi nghe điệp khúc đóbạn nào cũng hiểu nên chỉ bấm bụng nhìn nhau cười rồi quay đi chỗ khác. Mộtsố khác không chịu nổi thì thêm vào vài câu để đưa nàng lên trời rồi đậpxuống đất cho chừa tật nổ nhưng vẫn không ăn thua", Hồng Anh kể vui.

Cũng theo quan sát của một sốcán bộ lớp, Hương "giàu" là thế, song mỗi lần chi đoàn lớp tổ chức quyên gópủng hộ đồng bào bão lụt hay cho người nghèo thì nàng chưa bao giờ bỏ ra quá10.000 đồng. Đã thế ngay cả quỹ lớp, quỹ nhóm Hương cứ nợ từ năm nay sangnăm khác.

Ai cũng nghĩ nàng tiểu thưgiàu mà keo kiệt, song mãi đến khi mẹ Hương quần áo lò xo thất thểu từ quêvào thăm con và kể khổ vì vụ lúa mùa thất bát, lúc này mọi người mới hiểu rõsự tình. Cũng từ hôm đó, câu chuyện cô nữ sinh "cưa bom" trở thành chủ đềtấu hài trường kỳ của bạn bè.

Sau sự cố đau thương ấy,tưởng chừng "nữ hoàng chém gió" sẽ tỉnh ngộ, vậy mà đến kỳ nghỉ Tết vừa quanàng lại một lần bẽ mặt cũng vì cái tật cũ. Khi bạn bè lao nhao mua vé tàuxe chuẩn bị về quê ăn tết thì Hương tay chống nạnh tặc lưỡi: “Sao mọingười phải khổ thế, tớ mới mua cái vé máy bay về quê vừa nhanh vừa thoảimái, đi tàu xe mấy ngày tết mệt muốn chết…”.

Tuy nhiên vài tuần sau, khihàng nghìn sinh viên vùng sâu vùng xa tập trung ở văn phòng Thành Đoàn đểnhận vé xe về quê ăn tết thì lại thấy Hương lùi lũi chen chúc đợi lấy vé đãđăng ký xin từ mấy tháng trước. "Nhìn thấy bọn mình nhưng bạn ấy ngó lơ,mà tội gì phải bịa đặt như thế cho khổ cái thân chứ, cứ sống thật với mìnhcó khi người ta còn thương!", Hồng Anh thở dài kể lại.

Cũng vì thích khoe mẽ, ThùyAn, nhân viên văn phòng (quận Bình Thạnh, TP HCM được bạn bè "ưu ái"phong là“giáo sư chế tạo bom”.

Mới đi làm được vài tháng,song mỗi lần có dịp gặp bạn bè cũ, An lại sang sảng bốc phét đang là trưởngphòng và mức lương hàng tháng cả vài chục triệu đồng: “Tháng này doanhthu của công ty ít quá nên mình được thưởng có hơn chục triệu, tình hình nàykhông biết có đủ sống không nữa. Nếu không phải chú mình làm giám đốc thìmình nghỉ quách cho rồi”.

Mặc dù mỗi lần nhóm hay lớptổ chức liên hoan thì An luôn là người xung phong đầu tiên nhưng đến hồithanh toán hóa đơn thì cô lại bỗng dưng... biến mất. Rồi những lần cô khoequen biết toàn giới nghệ sỹ nổi tiếng, song khi có bạn nhờ xin giùm chữ kýthần tượng nào, nàng chỉ: “Ừm việc đó dễ mà, để mai mình làm cho”,rồi sau đó lại giả lơ không nhớ.

Tấm màn sự thật chỉ được vénlên khi có người quen của An vào làm chung công ty phát hiện cô chỉ là nhânviên tập sự hưởng lương thử việc không quá 4 triệu một tháng và chẳng cóngười thân nào làm giám đốc. Rồi đến khi bị sếp đánh giá thử việc không hiệuquả và buộc thôi việc thì cô cũng tự tin thao thao bất tuyệt bảo: “Nhàmình mới bán mấy lô đất nên nghỉ ngơi và đi du lịch vài nơi cho đỡ buồn”.

Đề cập đến "căn bệnh" này,Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga - Giám đốc trung tâm tham vấn tâm lý và thực hành xã hộitrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cho rằng, tính nổ hay bốcphét rất thường thấy ở nhiều người, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên bởinhu cầu muốn đánh bóng bản thân.

Bà nhìn nhận, "căn bệnh" nàytuy không có hệ quả gì nghiêm trọng đối với xã hội nhưng với cá nhân ngườiđó thì hậu quả cũng khôn lường. Bởi thì khi màn kịch bị lật tẩy, người đóthường bị bạn bè coi thường, xa lánh, đánh mất niềm tin và thậm chí bị tẩychay ở một số hoạt động.

Cũng theo bà Nga, muốn chữa"căn bệnh" này thì bản thân "bệnh nhân" phải chủ động trau dồi các kỹ năngmềm và phải thay đổi tư tưởng để biết cách tôn trọng sự thật. Bà gợi ý cácbạn có thể đến trung tâm tham vấn tâm lý và thực hành công tác xã hội đểđược hỗ trợ và định hướng giá trị của bản thân.

Mặc dù vậy, trên thực tế thìkhông phải lúc nào "nổ" cũng là xấu. Ở đây bà Nga cho rằng, "chém gió" nếuđược đặt vào những ngữ cảnh phù hợp, đúng đối tượng, đúng thời điểm thì còncó giá trị giải trí.

Như trường hợp của Trọng,nhân viên kinh doanh tại một công ty xuất nhập khẩu (quận 3, TP HCM) lạiđược mọi người quý mến bởi khiếu hài hước xen lẫn những màn "nổ banh xác"nhưng đúng lúc, đúng người.

Trong ngày 8/3 vừa qua, Trọngchuẩn bị cho mỗi chị em phụ nữ một phần quà nhỏ và trịnh trọng tuyên bố: “Các món quà này mình đã nhờ bà con ở bên Singapore mua và gửi về, rất hiếmvà có giá trị, hy vọng sẽ làm vừa lòng chị em trong phòng”. Tuy thựcchất món quà chỉ là một viên kẹo mút nhưng ai cũng thấy vui vì biết tínhTrọng hay tấu hài kiểu như thế.

Không những vậy, thỉnh thoảnganh lại học vài câu nổ của các diễn viên hài như: “Chiều phải đưa bàngoại đi bơi, đi đua xe với mẹ” khiến bạn bè nhiều phen cười nắc nẻ.

Theo Thi Trân - HinhTrần
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.