Chụp ảnh ‘tự sướng’, ý thức đi đâu hết rồi?

Giới trẻ ngày nay thích chụp ảnh và họ đương nhiên chụp ở bất cứ nơi đâu họ thích, không màng tới ngoại cảnh hay phản ứng của người ngoài.

Giới trẻ ngày nay thích chụp ảnh và họ đương nhiên chụp ở bất cứ nơi đâu họ thích, không màng tới ngoại cảnh hay phản ứng của người ngoài.

Xưa nay, người ta quen chụp ảnh ‘tự sướng’ để ‘sướng’ cái thân, để thỏa niềm thích thú nhưng lại không nghĩ đến ‘ý thức’ của việc chụp ảnh này. Họ chỉ nghĩ đơn giản, có một tấm ảnh đẹp, thậm chí là không đẹp nhưng độc, lạ, để ‘khoe’ với bàn dân thiên hạ là hay rồi. Mà nhất là giới trẻ hay chơi mạng xã hội, chụp được một kiểu mà ‘up’ lên Facebook hay gì đó mà được nhiều người ấn ‘like’ thì thích vô cùng. Họ chỉ quan tâm tới bức ảnh của họ có bao nhiêu người thích và có bao nhiêu cái bình luận. Còn những thứ khác, họ thật chẳng để tâm.

Vấn đề là, xưa nay chúng ta quen kiểu chụp ảnh ‘tự sướng’, thích đâu thì chụp đó, hay là tư tưởng mặc kệ đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của những người ấy?

Có nhiều lần, xem ảnh ‘tự sướng’ của mọi người, tôi không khỏi giật mình và thất vọng. Thất vọng vì cái ‘tâm’ của người chụp ảnh, thất vọng vì chán chường tại sao con người ta lại suy nghĩ đơn giản, nông cạn như vậy khi chụp một bức hình.

Một tấm hình đẹp không chỉ ở phong cảnh đẹp mà còn đẹp ở cái tâm của người chụp, cách người đó chụp, tâm thế của họ. Nói như vậy bởi, gần đây, dân mạng xôn xao việc, hàng trăm người dân đổ xô lên cầu 2 cây cầu dây văng Cần Thơ và Mỹ Thuận để chụp hình “tự sướng”, gây cản trở giao thông và bất chấp tai nạn chết người.

chup anh ‘tu suong’, y thuc di dau het roi? - 1

Chụp ảnh tự sướng trên cầu rất nguy hiểm (Ảnh minh họa, nguồn ảnh người lao động)

Họ thậm chí đứng ngay ở vạch kẻ hiện trường vụ tai nạn chết người vừa mới xảy ra chưa lâu. Họ không cần biết đã có bao nhiêu người bỏ mạng ở đó, cũng không cần quan tâm mức điểm nguy hiểm của nơi ấy là như thế nào. Họ chăm chăm cho ra một sản phẩm ảnh hình đẹp, chỉ để thỏa trí tò mò và sở thích, còn không quan tâm tới những thứ khác. Người xem ngán ngẩm, người khác nhìn vào lo ngại nhưng có góp ý, có nói thì họ lại khó chịu, lườm nguýt và cho rằng, ‘việc của anh đâu mà anh xía vào’. Thế đấy, tư tưởng ấy khiến người ta cảm thấy buồn phiền thay.

Người chụp ảnh luôn có tư tưởng, người đi xe phải tránh mình chứ mình sao phải tránh. Đường đông mà, họ ắt sẽ đi chậm, ắt sẽ nhường chỗ cho mình. Thế nên, họ mới chụp ảnh tràn lan ngay trên cây cầu người ta xây chỉ để dành cho việc lưu thương phương tiện chứ xin thưa, không phải là nơi dành cho việc chụp ảnh ‘tự sướng’.

Nhiều người còn ngang nhiên chụp ảnh ‘tự sướng’ trong đám tang mà không mảy may suy nghĩ, đây không phải là nơi cho họ tụ tập chụp ảnh để lên hình. Hình ảnh túm năm, tụm ba chụp ảnh thật sự quá phản cảm, quá thiếu tư cách đạo đức. Một lối ứng xử kém, không có văn hóa, không có ‘tâm’. Người lạ còn có thể nói ít nhưng có những người, ông mất, bà mất, họ hàng xa mất lại chụp ảnh cả ban thờ rồi đưa lên mạng để ‘chia buồn’. Câu chuyện chụp ảnh này đã gây nhức nhối vô cùng, nhiều người tỏ quan điểm bất bình. Riêng bản thân tôi thấy, thật sự, những người đã và đang có ý định làm như vậy thì hãy chấn chỉnh ngay tư duy và lối suy nghĩ của bản thân mình. Đừng biến mình thành một người ứng xử kém để người khác chê bai, lên án.

Buồn thay một số người, đi qua, thấy một vụ tai nạn lại lao vào chụp ảnh rồi đưa lên mạng, công bố rằng, mình vừa chứng kiến một tai nạn thương tâm. Cũng kèm theo những lời cảnh báo này kia với người thân thích nhưng hành động ‘tự sướng’ ấy được cho là quá phản cảm và thiếu ứng xử, thiếu văn hóa.

Có những người còn thản nhiên ra nghĩa trang chụp ảnh 'tự sướng' mà không hề suy nghĩ, khi những bức ảnh ấy được công bố, người ta sẽ nghĩ như thế nào về hành động này. Thật sự, có những nơi trang nghiêm, những nơi không dành cho việc chụp ảnh. Một đứa trẻ cũng có thể hiểu được điều đó những lại có những người lớn nhất định không hiểu, hoặc cố tình làm theo ý mình để rồi nhận sự lên án của dư luận.

chup anh ‘tu suong’, y thuc di dau het roi? - 2

Chụp ảnh tự sướng trên đường ray (Ảnh minh họa)

Đường ray cũng là nơi mà nhiều người chọn để chụp ảnh tự sướng bất chấp nguy hiểm bên cạnh mình. Bạn phải nên nhớ, chỉ một phút lơ là, bạn có thể sẽ đánh mất đi bản thân mình. Chỉ 1 phút lơ là, bạn có thể bị cướp cả tính mạng. Đừng bao giờ đùa giỡn với mạng sống của chính mình.

Giới trẻ ngày nay thích chụp ảnh và họ đương nhiên chụp ở bất cứ nơi đâu họ thích, không màng tới phản ứng của người ngoài. Họ không bao giờ phân biệt được môi trường mình đang chụp có phù hợp không, có phản cảm không. Thay vì chụp một bức ảnh ‘tự sướng’, hãy chụp cho mình một bức ảnh bình thường, đừng có hình ảnh của mình ngó mặt vào đó, có lẽ sẽ dễ thông cảm hơn nhiều.

Tôi, là người ngoài cuộc cũng chưa từng chụp những bức ảnh mà không quan tâm tới ngoại cảnh như thế nên vô cùng bức xúc trước những người có lối ứng xử kém như vậy. Chụp ảnh tự sướng, cần lắm một cái tâm. Cái tâm chính là tư cách của người chụp, lối ứng xử của người chụp. Một bức ảnh đánh giá nhân cách của một con người. Thế nên, các bạn trẻ, đừng tự biến mình thành những người kém văn hóa.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.