Máu “đại ca” của nữ sinh Việt đến từ đâu?

Sau vụ việc một học sinh nữ bị các bạn trong lớp đánh “hội đồng” bằng cả chồng ghế tại Trà Vinh cho thấy, thói hư và máu “đại ca” từ học sinh có một phần nguyên nhân từ đời sống xã hội, qua phim, ảnh đầy cảnh bạo lực.

Sau vụ việc một học sinh nữ bị các bạn trong lớp đánh “hội đồng” bằng cả chồng ghế tại Trà Vinh cho thấy, thói hư và máu “đại ca” từ học sinh có một phần nguyên nhân từ đời sống xã hội, qua phim, ảnh đầy cảnh bạo lực.

Sự việc 7 học sinh đánh hội đồng một nữ sinh nữ sinh lớp 7/ của trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) và cách nhìn nhận, xử lý vấn đề của nhà trường đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Những học sinh này cả trai lẫn gái cùng lao vào giật tóc, đấm đá, liệng cả chồng ghế nhựa vào đầu bạn. Còn nạn nhân chỉ biết ngồi ôm đầu, sợ hãi và khóc lóc.

Theo thông tin từ phía nhà trường, một số em trong nhóm học sinh lớp 7 lấy ghế đập vào đầu bạn có thể nhận hình thức buộc thôi học một năm, chịu sự quản lý của địa phương. Mức kỷ luật có thể sớm được ban hành, thế nhưng đằng sau màn “hội đồng” từ những chiếc ghế nhựa không phải lần đầu xảy ra, mà trước đó, rất nhiều màn “hội đồng” tại các trường học khiến xã hội bàng hoàng, đau xót.
 

Cả nam lẫn nữ "hội đồng" bạn cùng lớp không thương tiếc ở Trà Vinh.

Từ câu chuyện đau lòng nói trên, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội đánh giá, đây không phải là lần đầu tiên học sinh đánh nhau và đưa clip lên mạng Internet. Tuy nhiên, vụ việc một lần nữa lại khiến dư luận xã hội hết sức bàng hoàng và bức xúc vì các cơ quan năng, nhà trường, gia đình và xã hội chưa thể giải quyết được dứt điểm được tình trạng bạo lực học đường.

Cũng theo TS. Lâm, những năm gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra và chưa chấm dứt là do chúng ta chưa có chế tài xử lý mạnh đủ để học sinh sợ mà không dám vi phạm. Nói về nguyên nhân khác, TS. Lâm cho rằng, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra là do giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh từ phía nhà trường và gia đình chưa hiệu quả. Nhiều phụ huynh mải làm ăn, không có thời gian quan tâm, dạy dỗ con.

“Ở trường học, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh chưa hiệu quả. Những giá trị đạo đức chưa được nhà trường tập trung giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh. Trong giáo dục lối sống, giáo viên cũng chỉ giảng dạy theo lý thuyết chứ chưa có cách thức giảng dạy sinh động theo phương hướng trải nghiệm để học sinh nắm bắt, thể hiện các ứng xử đúng mực của mình tới người khác. Bên cạnh đó, kỹ năng sống, tự vệ của học sinh còn thiếu, chưa biết cách tự bảo vệ mình” - TS. Lâm chia sẻ thêm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, một nguyên nhân tác động đến tâm lý học sinh, đến tính cách nổi loạn, thích làm đại ca... và dùng “luật” giang hồ để “xử” bạn ngay trong trường học rồi quay clip lại như một “thành tích” một phần tác động từ đời sống xã hội, trong gia đình. Bên cạnh đó, sự xuất hiện tràn lan của phim ảnh nước ngoài như Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu... trên  internet, truyền hình ngập cảnh bạo lực, hành xử “luật rừng”, trong khi đó ngày càng thiếu đi những bộ phim phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Theo Giadinh.net


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.