Những nỗi khổ mang tên… “con nhà giàu”

Liệu có phải cứ con nhà giàulà có tất cả, vô lo vô nghĩ không nhỉ? Thực ra, con nhà giàu cũng có nhiềunỗi khổ tâm riêng đấy bạn ạ.

Liệu có phải cứ con nhà giàulà có tất cả, vô lo vô nghĩ không nhỉ? Thực ra, con nhà giàu cũng có nhiềunỗi khổ tâm riêng đấy bạn ạ.

Theo quan niệm thông thường, mọi người đều cho rằng chỉ có nhà nghèo mới khổ, mới có lắm nỗi lo cơm áo gạotiền. Ai cũng bảo con nhà giàu là sướng, không phải nghĩ gì hết, muốn mua gìcũng được, cần gì là có... Nhưng liệu có phải cứ con nhà giàu là có tất cả,vô lo vô nghĩ không nhỉ? Thực ra, teen nhà giàu cũng có nhiều nỗi khổ tâmriêng đấy bạn ạ.

 

Bị bạn bè...tẩy chay

 

Ngay từ những ngày mới bắt đầu nhận lớp, bạn bèđã "rỉ tai" nhau về mức độ giàu có của gia đình Hoàng Linh (17t). Theo nhữngthông tin được truyền đi khắp nơi thì bố Linh làm giám đốc một công ty xâydựng lớn, mẹ lại sở hữu mấy cửa hàng thời trang, gia đình có biệt thự "hàngkhủng", xe hơi hạng sang...

 

Tuy nhiên, đi kèm với những điều đó là: "Nhàgiàu thế chắc con nhỏ đó chảnh lắm", rồi: "Lại một nàng tiểu thư con nhàsếp, đỏng đảnh khó chiều, khó chơi ấy mà"... Do mang "tiếng xấu" ngay từ đầunên Linh bị các bạn đối xử rất e dè, thậm chí mỗi khi cô nàng làm gì cũng bịsoi mói, hoặc nói này, nói nọ. 

Những nỗi khổ mang tên… “con nhà giàu”

Ảnh minh họa

 

Linh chia sẻ: "Mình đã rất cố gắng, nhưngdường như không thể hòa nhập được. Có những việc rất bình thường, nhưng cũngbị mọi người suy diễn này kia, thực sự mình rất buồn và chẳng biết phải làmthế nào cả".

 

Với các bạn là “con nhà giàu” thì việc được bốmẹ chăm lo cho những vật dụng đắt tiền, tốt nhất cũng là điều dễ hiểu. Thếnhưng không phải cứ được mặc đồ đẹp, sử dụng đồ tốt là teen thấy thoải máiđâu nhé!

 

Như Quỳnh (17t) chia sẻ: “Bố mình luôn muacho con cái những gì tốt nhất và đảm bảo chất lượng nhất, thế nên có nhữngvật dụng của tớ hơi mắc một chút, nhưng cũng không đến nỗi được xem là “hàngkhủng” đâu.

 

Vậy mà mỗi lần đi học kiểu gì tớ cũng bị cácbạn nói là “Đúng là con nhà “đại gia” coi tiền không ra gì, suốt ngày chỉbiết ăn diện và mua sắm. Lại thích thể hiện đây.” Cứ như thế, Quỳnh cũngbị mọi người tẩy chay chỉ vì những vật dụng tốt mà bố mẹ sắm cho bạn ấy.

 

Bị gắn mác...ki bo

 

Tuấn (17t) tâm sự: “Mình khá may mắn khi đượcsinh ra trong một gia đình có thể nói là khá giả. Bố mẹ mình đều làm trongkinh doanh. Ngay từ bé, bố mẹ đã dạy mình phải biết tiết kiệm và giúp đỡngười có hoàn cảnh khó khăn.

 

Thế nhưng không phải ai cũng có cái nhìn thiệncảm với mình. Nhất là mỗi lần nhà trường có đợt quyên góp ủng hộ đồng bào lũlụt hay Tết vì người nghèo, nếu mình mà góp bằng các bạn khác thì bị nói là“Nhà giàu mà... ki, ủng hộ được mấy đồng”, còn nếu muốn ủng hộ nhiều hơn thìlại bị đem ra bàn luận là “Nhà nó giàu thiếu gì tiền, chắc lại muốn thể hiệnmình đây mà.” Thành ra mình không biết cách làm thế nào để không bị nóiluôn”.

 

Không như trường hợp của Tuấn, Phương (18t) lạikhác. Là tiểu thư con nhà giàu nhưng Phương được bố mẹ quản lý khá chặt chẽvà nghiêm ngặt chuyện giờ giấc cũng như vấn đề tiêu pha. Hàng tháng, cô nàngcũng chỉ được cấp khoản tiền tiêu vặt bằng với các bạn khác mà thôi. Thế nênmỗi lần đi tụ tập hay ăn uống với bạn bè, dù muốn nhưng Phương cũng khôngthể “bao” hết tất cả được. Và thế là Phương đã "được" các bạn gán cho cáimác “tiểu thư ki bo”.

 

Phải "chủ chi"của mọi buổi tụ tập

 

Nếu không bị gắn mác "ki bo" thì các teen nhàgiàu lại vướng vào một tình huống trớ trêu khác, đó là phải "rút hầu bao"trong các buổi liên hoan, đi chơi... Cũng là một "công tử" con nhà giàutrong mắt bạn bè, nên bất cứ buổi đi ăn nào, Mạnh Hùng (17t) cũng phải ngồilại và "chịu trận" với cái hóa đơn thanh toán. Sở dĩ như vậy là bởi, theoquan niệm của bạn bè Hùng thì: con nhà giàu tất nhiên có nhiều tiền, mànhiều tiền thì chuyện khao bạn bè cũng là điều hiển nhiên.

 

Đau đầu hơn nữa là, nhiều lần Hùng cũng chia sẻthẳng thắn như vậy với bạn bè mình, nhưng kết quả nhận được không phải là sựthông cảm, mà ngược lại, còn mang tiếng... keo kiệt, hoặc bị nói: "Khôngmuốn trả tiền nên kiếm cớ", rồi từ đó, hễ có buổi đi chơi, tụ tập nào là đámbạn lại... gạt anh chàng ra luôn.

 

Áp lực vượt quacái bóng của bố mẹ

 

Có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn các bạn, nênBảo Trâm (18t) lúc nào cũng được bố mẹ nhắc nhở: phải học thật giỏi, phải đỗđại học điểm cao, phải trở thành người thế này, thế kia... Mỗi lần Trâm đạtđiểm yếu môn nào đó, kiểu gì cũng bị mẹ mắng tới mấy ngày, vì: "Con nhàngười ta còn phải làm việc này, việc nọ, đằng này mình có cơm bưng, nướcrót, có người đưa đón tận nơi, chỉ có mỗi việc học không xong thì còn làmđược gì".

 

Năm nay Trâm thi đại học, biết sức mình khó đỗ,nhưng Trâm vẫn phải "cày ngày, cày đêm" bởi bố mẹ đã có "lệnh": "Nhất địnhphải đỗ Ngoại Thương, chứ không phải là bất cứ trường nào khác".

 

Còn Huy Hoàng (17t) cũng rất vất vả chỉ vì làcon nhà giàu, vì bố làm "sếp bự". Đỗ thủ khoa lớp Toán của trường chuyênbằng chính lực học của mình, nhưng Hoàng lại luôn nhận được những lời bàntán, những thông tin từ "thông tấn xã con vịt" như: "Giỏi giang gì đâu, nhờbố chơi thân với thầy hiệu trưởng trường mình nên mới được thế", hay "Nhàgiàu nên... thiếu gì cách để trở thành thủ khoa".

 

Bởi thế, Hoàng tự nhủ lúc nào cũng phải cố gắng,cố gắng hơn nữa để gạt đi những lời xầm xì. Không cho phép mình có điểm kémhơn bất kì ai trong các bài kiểm tra, miệt mài phấn đấu với các kì thi họcsinh giỏi, “chạy đua” với rất nhiều danh hiệu và thành tích khác nhau khiếnHoàng lúc nào cũng mệt mỏi và nhiều lúc chỉ ước, giá nhà mình… đừng giàu, bốđừng làm to.

 

Những teen là con nhà giàu hầu hết đều có bốhoặc mẹ là những người thành đạt và giỏi giang, vì thế áp lực đặt lên vaiteen làm sao để vượt qua được cái bóng quá lớn của cha mẹ là một điều khônghề dễ dàng. Nhiều khi chính năng lực thực sự của teen không được công nhậnmà luôn bị che phủ bởi những suy nghĩ và lời nói “Chắc là bố mẹ nó dùng tiềnđể mua ấy mà, chứ nó có giỏi đâu”.

 

Quân (19t) nói: “Suốt 12 năm đi học là học sinhgiỏi cho đến khi mình đậu đại học, tất cả đều nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng củabản thân. Thế nhưng, ngày xưa học cấp 3 thì mình luôn bị các bạn cho là “Bốlàm to thế thì việc nó là học sinh giỏi là đương nhiên rồi.”

 

Khi vào đại học thì mình lại phải nghe những lờinhận xét như “Nó đậu đại học cũng thường thôi mà, có gì ngạc nhiên đâu, nhàgiàu lại còn có quyền chức nữa.” Dường như tất cả những gì teen nhà giàu đạtđược đều bị quy chụp là “nhờ” có bố mẹ nên mới có được. Quả là làm con nhàgiàu cũng khó thật.

 

Con nhà giàu vàvấn đề tình bạn

 

Một điều dễ nhận thấy là những teen nhà giàu córất nhiều bạn bè, nhưng để có một người bạn thực sự thì quả là rất khó. Bởinhiều khi với lối sống thực dụng, bạn bè kết bạn với teen nhà giàu chỉ vìnhững mục đích riêng cho bản thân, chứ không phải vì tình cảm và sự cảmthông, chia sẻ cùng nhau.

 

Đôi khi, có người kết bạn với bạn ấy chỉ vì bạnấy là con nhà giàu, bạn ấy có tiền và có thể chi trả cho những khoản “lệphí” mà hai đứa đi chơi, hoặc bạn ấy có những đồ vật “xịn” mà mình có thểmượn tạm vài ngày và biến nó thành vật thuộc quyền sở hữu của mình.

 

Có rất nhiều câu chuyện cho thấy khi teen còn làcon nhà giàu, có tiền thì có rất nhiều bạn bè, nhưng khi gia đình chẳng maygặp chuyện thì chẳng thấy bóng dáng "bạn" hay "bè" nào nữa.

 

Thế mới biết, không phải cứ là con nhà giàu thìlúc nào cũng sung sướng như chúng mình vẫn thường tưởng tượng đâu, bạn nhỉ?

 

Theo Yến Trang – Lê Thủy

PLXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.