Từ "chém gió" trên mạng xã hội đến bệnh vô cảm

Nhiều cư dân mạng trẻ cho rằng chiêu khoe giết người trên Facebook của Kẹo Mút Chơi Bời thật ra chỉ là trò đùa, chiêu khoe mẽ "chém gió" linh tinh trên mạng.

Nickname Kẹo MútChơi Bời khoe gây tai nạn trên Facebook, bị cộng đồng mạng và cả chuyên gia tâmlý đánh giá là biểu hiện của bệnh vô cảm. Trên mạng xã hội có cả hội muốn giếtngười cướp của, hội hâm mộ sát thủ tiệm vàng Lê Văn Luyện...

Nhiều cư dân mạngtrẻ cho rằng chiêu khoe giết người trên Facebook của Kẹo Mút Chơi Bời thật rachỉ là trò đùa, chiêu khoe mẽ "chém gió" linh tinh trên mạng.

"Tin buồn!Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin, cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xemáy vào đã củ tỏi hồi 17h07. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi. Lão sinh năm1953" - Kẹo Mút Chơi Bời treo status này trên trang cá nhân Facebook củamình. 

Từ "chém gió" trên mạng xã hội đến bệnh vô cảm

Một hội có tên gọi phản cảm trên facebook. Ảnh chụp màn hình

"Có thểthấy Kẹo Mút Chơi Bời đã không suy nghĩ khi viết status và chỉ nghĩ phát ngônnày kiếm được nhiều bình luận từ bạn bè chứ không ngờ lại bị phản ứng gay gắt.Đây là điển hình của thói giật gân, chơi nổi, khoe thành tích không hiếm gặptrên cộng đồng mạng”, Hạnh Quyên, sinh viên năm 2 Trường ĐH Khoa học xã hộivà nhân văn TP HCM trao đổi với.

Bạn bè trong trangFacebook của nickname này cũng thừa nhận, cậu là chuyên gia chém gió gây sốc. Cụthể Kẹo Mút Chơi Bời thường khoe thành tích ăn chơi của mình một cách công khaitrên trang cá nhân. Nguyễn An, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ và tin học TP HCM,một tín đồ Facebook cho rằng, Kẹo Mút Chơi Bời khoe là để tạo được sự chú ý vàchắc không ngờ lại bị cộng đồng phản ứng đến mức cơ quan chức năng phải vào cuộctruy tìm.

Thật ra những kiểu"máu lạnh giang hồ" như Kẹo Mút Chơi Bời không hiếm hoi trên các trang mạng xãhội. Nhiều trang mạng cá nhân hiện vẫn nhan nhản những phát ngôn thể hiện cảmxúc bốc đồng vô cảm hoặc buông lời xúc phạm người khác.

Ví dụ, trên trangcá nhân có tên gọi rất sốc là Hội những người muốn giết người cướp của mà khôngdám thổ lộ, một nickmane khởi xướng tinh thần bạo lực và khoe khả năng đại cacủa mình bằng câu: “Chán như... muốn cầm dao chém thằng nào cho bõ ghét quá...”.Phát ngôn này không bị phản đối mà còn được thành viên hội tán thành kiểu “hayhay”, “cứ thế đi đại ca”. Càng được tung hô, nickname này càng có những phátngôn chém gió nặng đô hơn.

Từ "chém gió" trên mạng xã hội đến bệnh vô cảm

Một trong những tên hội gây sốc. Một số thành viên hội này tỏ quan điểm tôn sát thủ tiệm vàng là thần tượng. Ảnh chụp màn hình.

Trên một trang cánhân khác, nickname Ap tự bạch là học sinh cấp 3,có câu: “Buồn cười quá, bà già đang chạy xe thì bị gió tấp áo mưa vào mặt ngãlăn kềnh khiến mụ bán cháo đứng bên lề đường đổ cả nồi. Hahaha, sướng nhá”.Không may, dòng status vừa được chủ nhân đưa lên trang, tưởng được ưa thích vìsự hóm hỉnh, Ap lại bị bạn bè phản ứng dữ dội bởi thái độ vô duyên, vô cảm.Ap sau đó trần tình, thực ra câu ấy chỉ muốn làmnổi cho vui.

Sau vụ thảm sáttiệm vàng ở Bắc Giang cuối tháng 9, trang mạng xã hội còn có cả một trang Hộinhững người hâm mộ sát thủ tiệm vàng Lê Văn Luyện. Những người tham gia bìnhluận, chia sẻ, chế giễu, cảm thông... kẻ gây án vị thành niên này. Thậm chí cónickname còn tôn Luyện làm thần tượng.

Theo Lanhao, mộtcư dân mạng, "chém gió" chỉ là trò đùa của thế giới ảo, nhiều người khác vẫnthích chơi nổi kiểu này. Chỉ có điều mức độ của các blogger khác không quá "ác"nên không tạo ra làn sóng phẫn nộ kiểu Kẹo Mút Chơi Bời.

Theo Thạc sĩ tâmlý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện hành chính TP HCM, có một thực tế làtuổi mới lớn thường muốn làm nổi, muốn khẳng định bản thân, xuất phát từ nhu cầumuốn được ngưỡng mộ, kính trọng. Cách thông thường là tạo sự chú ý, bất chấpviệc làm đó đúng hay sai.

Đây là mongmuốn mang tính tất yếu, song nhu cầu này chỉ có giá trị khi nó được thực hiệnbằng hành động tích cực. Việc làm nổi bằng lời nói, hành vi vô cảm, máu lạnh,không những không có giá trị, mà còn đáng bị lên án”, bà Minh nói.

Theo Cao Lâm
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.