Công việc của anh là quản lý kinhdoanh khu vực của một công ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, ngành hàng luânchuyển nhanh. Có nghĩa là hàng nhập về, bán nhanh, không được phép để tồn kho.Mẫu mã, chất lượng hàng cải tiến, thay đổi liên tục.
Anh đi công tác xa nhà suốttháng, chủ nhật, thứ bảy vẫn không được về. Anh yêu em, nhưng anh cũng yêu côngviệc của mình. Nên những dịp hiếm hoi ở bên em, anh nâng niu từng giây, từngphút...
![]() |
Minh họa: Trần Ngọc Sinh |
Em phát biểu rất là... “phảnđộng”: “Em mong công ty anh phá sản để anh đừng phải đi xa”. Anh mắccười quá: “Công ty phá sản, anh mất việc, lấy gì mà sống?”. Em cả quyết:“Em nuôi anh được. Miễn là đừng có bắt em dẫn đi nhậu hằng ngày, đừng đòi ănuống quá sang trọng, đừng xài hàng hiệu...”. Anh cú nhẹ lên trán em:“Nhảm ghê, anh có nhậu hằng ngày, có ăn sang, có xài hàng hiệu đâu”. Emcười: “Em dặn trước vậy thôi. Nghỉ làm đi, về em nuôi, em dư sức nuôi anh”.
Em nói thật lòng nhưng em biếtanh nghĩ em chỉ nói chơi. Đời nào anh chịu về nhà để em nuôi.
Rốt cuộc thì cũng đến thời điểmcuối mùa hàng, anh thu xếp nghỉ mấy ngày về thăm em. Cái miệng láu táu ngàythường của anh dõng dạc nói trước vài chục nhân viên bán hàng cứ như không, màtrước ba mẹ em tự nhiên ngậm nhằm hột thị. Chỉ một câu xin ngày giờ để đưa ba mẹmình ra nhà gặp ba mẹ em mà anh cũng thấy liêu xiêu, run rẩy, không thốt nênlời. Em phải nói đỡ cho anh.
May sao ba mẹ em rất hiền gật đầuđồng ý liền. Không ai căn vặn gì anh. Thiệt tình, anh muốn ôm ba mẹ em hun mộtcái thiệt kêu để tỏ lòng biết ơn vô bờ bến...
Buổi chiều trước buổi xuất quân,mẹ anh hỏi: “Bộ con không chuẩn bị gì sao?”. Anh ngơ ngác: “Ra chơithôi mà, chuẩn bị gì hả mẹ?”. Mẹ anh cười: “Cũng phải mua ít quà chứ contrai, gọi là quà ban sơ. Chở mẹ ra tiệm tạp hóa lớn gần chợ!”.
Anh líu ríu chở mẹ đi, không cacẩm nhăn nhó như đôi lần từ hồi xửa hồi xưa, mẹ sai anh chở mẹ đi chợ đúng lúcanh đã lỡ hẹn với em. Ở cửa hàng tạp hóa, mẹ chọn hai chai rượu, hai hộp bánhmàu đỏ, hai gói trà cũng được bọc trong giấy kiếng đỏ chót, bóng loáng. Mẹ gậtgù: “Màu đỏ như vầy mới ra đám cưới”.
Đám cưới - hai từ này qua lời mẹnói, âm thanh lưu lại trong đầu anh vừa nghe leng keng như tiếng reo vui, lạilợn cợn âm hưởng phập phồng trước một thay đổi lớn mà chính anh vẫn chưa hìnhdung được sẽ như thế nào.
Anh viết lại trạng thái trênFacebook: “Sắp có một thay đổi lớn trong đời...”, trạng thái này nhậnđược nhiều lời bình luận nhất. Đa số hỏi anh: Cưới dzợ hả mầy? Một số khác thìreo lên: Đám cưới dzề, đám cưới dzề... Đa số những lời bình luận này là của bạnbè anh, cả bạn bè em nữa. Anh thấy vui vui, thấy mình cũng hơi tí tởn nữa, saokhông ai khảo mà khai.
Rồi cứ thế miên man trôi trong mớý nghĩ lùng bùng rằng trong đám bạn bè của mình, ai sẽ mừng, ai sẽ vui, ai sẽbuồn đau, ai sẽ tuyệt vọng... Lại mơ màng nghĩ rằng sắp giã từ đời sống độc thânrồi, sắp hết được bay nhảy rồi, mình có tiếc gì không, có nhớ gì không...
Có tiếc gì nhớ gì thì cũng chônchặt trong lòng nghe, như từ lâu anh đã chôn chặt, vì tình yêu dành cho em, vìcả sự bình an của chính mình.
Buổi sáng chuẩn bị đưa ba mẹ ranhà em, mẹ gần như quát lên bắt anh đi thay áo quần khi thấy anh định mặc quầnjean, áo thun và giày vải ra nhà em. Lại thêm lúc vừa nhìn thấy anh dắt xengượng nghịu vô nhà em trong bộ áo sơmi, quần tây, thắt cà vạt, giày đen trịnhtrọng khác thường, em còn bụm miệng cười, quở: “Bảnh ghê ta”. Mặt mũi anhđỏ bừng như say nắng.
Ba mẹ em quần tây áo sơ mi và áodài chỉn chu (giống y như ba mẹ anh) không biết có phải vì trang phục trịnhtrọng không mà không khí mất tự nhiên quá, căng thẳng, im ắng như thể nghe đượctiếng con ruồi bay qua (nếu có).
Mẹ anh ngập ngừng mở lời: “Hômnay chúng tôi ra đây xin phép anh chị cho phép chúng tôi được ra đây xin phépanh chị đặt vấn đề cưới xin cho hai cháu X và Y. Hai cháu tìm hiểu nhau đãlâu...”. Hình như mẹ có hơi mất bình tĩnh, nói năng lộn xộn, chắc do lần đầucưới vợ cho con.
Anh cũng không khá hơn, trán lấmtấm mồ hôi... Anh nhìn qua cầu cứu em, em cứ bụm miệng cười, kiểu cười mặc kệ,không có chút chia sẻ nào hết với anh. Kiểu cười giận ghê gớm, muốn cắn em mộtcái thiệt đau...
Đến khi câu chuyện của hai ông bavà hai bà mẹ rôm rả chuyển sang đề tài bóng đá, chợ búa, những người quen chungở thị xã, chuyện thời xưa các bậc phụ huynh còn đi học..., anh mới thở phào nhẹnhõm.
Lúc thằng cháu bốn tuổi của emlại gần níu lấy tay anh kêu “Chú, chú” thì anh bắt đầu thấy thằng cháu dễthương của em, cái bậc cửa gỗ nhà em, tiếng con gà kêu túc túc ngoài sân và vạtnắng ngoài kia quen lắm, quen như tự kiếp nào...
Nắng lúc này chuyển màu vàng hườmnhư tơ, nắng rất dịu dàng. Và gió, la đà gió...
Truyện ngắn của Đinh Lê Vũ
Tuổi trẻ