Da mặt xấu đi vì đắp mặt nạ sai cách

Vì muốn tăng hiệu quả sử dụng cho làn da, không ít chị em khi đắp mặt nạ thường "cố" để lâu hàng tiếng đồng hồ mà không hay biết thói quen đó đang làm da mặt xấu đi.

Vì muốn tăng hiệu quả sử dụng cho làn da, không ít chị em khi đắp mặt nạ thường "cố" để lâu hàng tiếng đồng hồ mà không hay biết thói quen đó đang làm da mặt xấu đi.

Không ít chị em khi đắp mặt nạ, đặc biệt là dạng mặt nạ tự chế từ củ quả thường ham đắp nhiều, kéo dài thời gian đắp hàng tiếng đồng hồ. Mục đích là để tăng hiệu quả sử dụng cho làn da. Tuy nhiên, đây là cách làm đẹp sai lầm, phản tác dụng khiến cho da mặt xấu đi mà không hay biết.

Không ít chị em đã sai lầm khi đắp mặt nạ qua đêm

Vì nghĩ đắp mặt nạ càng lâu càng giúp da có được nhiều lợi ích nên một số chị em lúc đắp mặt nạ, họ tranh thủ làm một công việc khác như xem phim, đọc chuyện, lướt mạng…thậm chí có lúc họ hoàn toàn quên đi tấm mặt nạ giàu dinh dưỡng.

Đặc biệt với các loại mặt nạ tự chế từ củ quả như nghệ, mật ong, trứng, dưa chuột, cà chua, bơ…nhiều chị em còn “cố” kéo dài thời gian đắp, mục đíc là để cho da đẹp hơn. Có người đắp 30 phút, có người đắp 1 tiếng, cũng có người đắp mặt nạ qua đêm.

Theo chuyên gia trang điểm Nguyễn Bích Lợi (DALspa), đây là cách làm đẹp hoàn toàn sai lầm. Việc lưu giữ mặt nạ quá lâu khiến bạn không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà chỉ khiến cho bề mặt da bị mất đi độ ẩm.

Thời gian chuẩn cho một lần đắp mặt nạ, dù là mặt nạ dạng mỹ phẩm hay mặt nạ tự nhiên cũng chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 15 – 20 phút. Nếu để quá lâu, da sẽ dễ bị khô và mất đi độ ẩm tự nhiên.

Đắp lâu hàng tiếng đồng hồ còn khiến cho da mặt bị thít lại, lâu dài sẽ gây nên những nếp nhăn mới. Chưa kể với loại mặt nạ có tính lột tẩy cao, đắp mặt lâu có thể khiến da bạn bị mài mòn, bị dị ứng, ngứa ngáy.

Da bạn sẽ nhăn thêm khi đắp mặt nạ quá lâu

Hiện nay, hầu hết các mặt nạ đều có hướng dẫn sử dụng rõ ràng thời gian đắp, thường là khoảng 15 đến 20 phút. Thời gian này đủ để da hấp thụ các chất dinh dưỡng từ mặt nạ và độ ẩm của da cũng được bổ sung trở lại.

Chị em cũng nên lưu ý không nên đắp mặt nạ nhiều lần trong tuần. Mặt nạ có chứa nhiều dưỡng chất và các vitamin giúp bảo vệ và làm đẹp da. Tuy nhiên không vì thế mà ham đắp mặt nạ mỗi ngày.

Đắp mặt nạ quá nhiều lần trong tuần có thể dẫn đến da mặt bị "bội thực" vì dưỡng chất, gây dị ứng cho da, làm da mất khả năng đề kháng và dễ tổn thương.

Với những loại mặt nạ mà mình đã quen dùng và hợp thì số lần đắp trong tuần cũng chỉ nên từ 1 – 2 lần. Có những loại mặt nạ chỉ nên đắp 1 tuần 1 liệu trình là đủ.

Bạn cũng không nên đắp mặt nạ quá dày. Bởi nếu cho da “ăn” quá nhiều dưỡng chất sẽ cản trở quá trình bài tiết nhờn của lỗ chân lông khiến cho dễ phát sinh viêm nhiễm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng mặt nạ:

- Rửa sạch mặt trước khi đắp mặt nạ. Điều này sẽ giúp tẩy sạch tất cả các chất bụi bặm bám ở lỗ chân lông, giúp da hấp thu dưỡng chất của mặt nạ tốt hơn.

- Rửa mặt sạch sau khi đắp mặt nạ.

- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng ngay sau khi đắp mặt nạ. Sau khi đắp mặt nạ, da đang có nhiều dưỡng chất nên rất dễ hấp thu ánh nắng, khiến da xấu đi.

- Nếu da đang có quá nhiều mụn, không nên đắp mặt nạ. Việc đắp mặt nạ lúc này có thể sẽ khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

- Không phải các loại mặt nạ đều phù hợp với tất cả các loại da. Cần tìm hiểu thật kỹ công dụng loại mặt nạ mình muốn dùng xem có hợp không.

- Tránh dùng nhiều loại hoặc thay đổi liên tục vì điều này có thể khiến da bị dị ứng.

- Nên đắp mặt nạ vùng cổ để tránh sự khác biệt quá xa giữa da cổ và da mặt do khác nhau về chế độ chăm sóc.

- Thời gian đắp mặt nạ tốt nhất là vào buổi tối và bạn cần thư giãn hoàn toàn.

Theo GĐXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.